Thai bị kẹt vai và nguyên nhân khiến bác sĩ phải “mạnh tay” kéo đứt cổ trẻ?

(Kiến Thức) - Vụ bé sơ sinh bị kéo đứt cổ xảy ra ngày 30/6 ở Hà Tĩnh gần đây khiến rất nhiều người thương tâm và bức xúc. Đây có thể là trường hợp sinh khó do kẹt vai - tai biến sản khoa đáng sợ và bi thảm nhất.

Mới đây, câu chuyện đau lòng về bé sơ sinh bị kéo đứt cổ trong lúc bà mẹ sinh con đã ám ảnh không ít người. Theo bác sĩ sản khoa, trường hợp này có thể do thai nhi bị kẹt vai khi sinh thường. Đẻ khó do kẹt vai là một rắc rối trong lúc sinh thường, một hoặc cả hai vai của bé bị mắc kẹt lại trong quá trình di chuyển ra ngoài âm đạo của mẹ.
Kẹt vai là tai biến sản khoa khó lường, thường gặp ở những trường hợp mẹ bị đái tháo đường, tiền sử sinh con to hoặc ước lượng cân nặng thai nhi hiện tại trên 4 kg. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận có trường hợp thai nhi nhỏ hơn 4 kg nhưng vẫn bị kẹt vai. Khi tai biến này xảy ra, đầu em bé đã ra khỏi cửa mình của thai phụ, nhưng vai của bé vì quá to, còn kẹt lại ở khớp mu (khớp vệ) khung chậu người mẹ.
Thai bi ket vai va nguyen nhan khien bac si phai
Kẹt vai là tai biến sản khoa khó lường và nguy hiểm. Khi vai bị mắc kẹt, cổ bé cũng sẽ bị kéo căng gây ra các tổn thương. Ảnh: Internet. 
Đây là một rắc rối khi sinh khá nguy hiểm, có thể gây nhiều nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và bé.
Những rủi ro của việc đẻ khó do kẹt vai khi sinh thường:
Với người mẹ:
- Xuất huyết, băng huyết sau sinh.
- Rách tầng sinh môn.
- Rách/vỡ tử cung, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng.
- Tổn thương vùng xương chậu.
Với em bé:
- Tổn thương dây thần kinh vai, cánh tay, bàn tay.
- Nứt gãy xương đòn gánh.
- Gãy và trật khớp xương cánh tay.
- Thiếu oxy lên não, tổn thương não.
Xử trí kẹt vai:
Khi phát hiện tình huống trẻ bị kẹt vai, các bác sĩ sẽ tìm cách xử lý và đưa bé ra ngoài nhanh nhất có thể. Hầu hết các ca kẹt vai đều được bác sĩ xử trí tốt, hạn chế thấp nhất các biến chứng không mong muốn.
Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, Giảng viên Sản phụ khoa, Đại học Y Dược TP.HCM, đã chia sẻ các xử trí sinh kẹt vai để giúp trang bị kiến thức cho các y bác sĩ, hi vọng giúp cứu được thêm nhiều sinh mệnh. 
“Xử trí những trường hợp này “chua” lắm, nhưng cần bình tĩnh. Trong các thủ thuật với những cái tên khó nhớ trong xử trí kẹt vai, người bác sĩ cần nhớ thủ thuật “lật úp thai phụ” mà ở mọi bệnh viện đều có thể thực hiện. Lúc này, cho sản phụ ở tư thế như đang bò vậy và việc sinh được thuận lợi hơn”, bác sĩ Trung cho hay.
Ngoài ra để xử trí trường hợp trẻ kẹt vai, bác sĩ còn dùng thủ thuật MC Roberts: Một người phụ ấn trên xương mu, người đỡ sinh kéo thai nhi với lực kéo vừa phải. Sau thủ thuật này, hầu hết các trường hợp kẹt vai được giải quyết thành công.
Nếu các thủ thuật trên thất bại, nguy cơ tử vong thai nhi là rất cao, các phương pháp có thể áp dụng lúc này: bẻ gãy xương đòn trước, mổ khớp mu hay đẩy thai nhi vào lại trong tử cung và mổ sanh.

“Tái mặt” với món bò cạp Bảy Núi ở An Giang vừa ăn vừa run

(Kiến Thức) - Bò cạp Bảy Núi là món ăn đặc sản ở An Giang có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu protein calcium và acid amin giúp dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ can đảm thử món ăn kinh dị này.

“Tai mat” voi mon bo cap Bay Nui o An Giang vua an vua run

Bò cạp Bảy Núi chính là một trong những đặc sản An Giang nổi tiếng được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến thưởng thức khi du lịch đến đây.

“Tai mat” voi mon bo cap Bay Nui o An Giang vua an vua run-Hinh-2
Đối với người dân vùng Bảy Núi, bò cạp là động vật vừa có thể làm thuốc trị bệnh vừa có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng.
“Tai mat” voi mon bo cap Bay Nui o An Giang vua an vua run-Hinh-3
Bò cạp Bảy Núi (người địa phương thường gọi là bù kẹp), cò màu đen nhánh, hai càng to, kích thước bọ cạp to cỡ bằng con dế cơm. Thoạt nhìn, bò cạp có nét giống con gián nhưng quan sát kỹ sẽ thấy nhiều nét khác biệt.
“Tai mat” voi mon bo cap Bay Nui o An Giang vua an vua run-Hinh-4
Để có được những con bò cạp chắc thịt, to càng về làm nguyên liệu, người ta phải lên tận núi cao để săn về. Dụng cụ để săn bò cạp thường có một cây cuốc, một cây kẹp và một chiếc xô.
“Tai mat” voi mon bo cap Bay Nui o An Giang vua an vua run-Hinh-5
Người quen tay thường thấy tảng đá nào khả nghi liền lật đá sang một bên, thò tay vào miệng hang và kẹp liền một con bò cạp. Bò cạp bắt về thường được ngâm vào thau một vài hôm cho sạch bụng sau đó mới đem ra chế biến.
“Tai mat” voi mon bo cap Bay Nui o An Giang vua an vua run-Hinh-6
Bò cạp Bảy Núi được xem là món ăn đặc sản của vùng đất An Giang. Từ nguyên liệu là bò cạp, người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon. Cách làm đơn giản và phổ biến của người dân vùng Bảy Núi là sử dụng bò cạp để chiên giòn.
“Tai mat” voi mon bo cap Bay Nui o An Giang vua an vua run-Hinh-7
Bò cạp sau khi được rửa sạch bụng thì cho vào chảo dầu đang sôi. Khoảng 2 – 3 phút, bò cạp chín, bốc mùi thơm thì có thể vớt ra đĩa, cho thêm ít rau sống, cà chua và ngò rí để ăn cùng. Nước chấm ngon nhất dùng cho món này là muối tiêu chanh
“Tai mat” voi mon bo cap Bay Nui o An Giang vua an vua run-Hinh-8
Bò cạp Bảy Núi chiên giòn đưa vào miệng ăn nghe giòn rụm, vị béo béo, rất ngon. Ngoài bò cạp chiên giòn còn có bò cạp rang muối được nhiều người “mê” nhất.
“Tai mat” voi mon bo cap Bay Nui o An Giang vua an vua run-Hinh-9
Bò cạp rang muối giòn tan, cho thêm ít ớt vào rang cùng để vị thêm đậm đà. Thưởng thức bò cạp rang muối, vị cay vị mặn cùng vị béo ngậy của bò cạp sẽ làm thực khách khó quên.
“Tai mat” voi mon bo cap Bay Nui o An Giang vua an vua run-Hinh-10
Ngoài ra, bò cạp còn là nguyên liệu để làm nên nhiều món nướng, trong đó có món bò cạp xiên que nướng. Với món này, bò cạp được xiên vào que, sau đó đem nướng chín trên bếp than.
“Tai mat” voi mon bo cap Bay Nui o An Giang vua an vua run-Hinh-11
Bò cạp Bảy Núi là món ăn đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, thịt bò cạp rất giàu protein, calcium và acid amin giúp dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến phải bỏ đi nọc độc ở đuôi.
“Tai mat” voi mon bo cap Bay Nui o An Giang vua an vua run-Hinh-12
Ngoài giá trị dinh dưỡng, bò cạp từ lâu còn được sử dụng làm thuốc để chữa bệnh hiệu quả. Đông y thường sử dụng bò cạp để chữa một số chứng phong như co giật, đau nhức, hôn mê… Người dân vùng Bảy Núi còn có “bí quyết” chữa các chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp mãn tính bằng cách dùng bò cạp chiên với rượu ngâm bò cạp. Ảnh: Internet.            

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Loại bỏ sẹo lồi dễ dàng với 10 công thức tự nhiên này

Sẹo lồi thường do phẫu thuật, bị thương, hoặc thậm chí do mụn nhọt. Nếu bạn đang lo lắng vì những vết sẹo lồi xấu xí, hãy thử những công thức dưới đây.

Loai bo seo loi de dang voi 10 cong thuc tu nhien nay

Mật ong: Mật ong là một nguyên liệu thường được dùng trong điều trị da liễu. Hãy thoa trực tiếp mật ong lên vùng sẹo lồi và mát-xa nhẹ để ngăn các tế bào chết tích tụ ở vùng sẹo. Công thức này sẽ cho hiệu quả trông thấy nếu bạn áp dụng hai lần mỗi tuần trong khoảng một tháng. 

Loai bo seo loi de dang voi 10 cong thuc tu nhien nay-Hinh-2
Nha đam: Nhờ có thành phần khử trùng và kháng khuẩn, nha đam có thể giúp giảm đau và giảm viêm ở vết sẹo lồi. Hãy làm sạch vùng sẹo với nước ấm, thoa gel nha đam hữu cơ lên đó và giữ khoảng 10 phút trước khi xả sạch. 
Loai bo seo loi de dang voi 10 cong thuc tu nhien nay-Hinh-3
Nước cốt chanh: Nước cốt chanh tươi có tác dụng chống oxy hóa nhờ có thành phần vitamin C. Thoa nước cốt chanh lên vùng sẹo, giữ 10 phút rồi xả sạch với nước ấm. Trong vòng một tuần, bạn sẽ thấy sự thay đổi trong cấu trúc và độ đàn hồi của da. 
Loai bo seo loi de dang voi 10 cong thuc tu nhien nay-Hinh-4
Tỏi: Tỏi là một nguyên liệu tự nhiên có thể giúp loại bỏ sẹo lồi. Tỏi giúp ngăn ngừa sự sinh sôi các nguyên bào sợi dư thừa - một trong những nguyên nhân khiến sẹo lồi to ra. Hãy thoa tỏi nghiền lên sẹo và giữ 10 phút, sau đó xả sạch với nước ấm. 
Loai bo seo loi de dang voi 10 cong thuc tu nhien nay-Hinh-5
Thuốc muối (baking soda): Thuốc muối là một tác nhân bào mòn giúp giữ da sạch và hỗ trợ tẩy da chết. Trộn thuốc muối với hydro peroxide với tỉ lệ 1:3 để tạo thành hỗn hợp kết dính. Thoa hỗn hợp lên da và giữ khoảng 20 phút. Lặp lại phương pháp này 3 - 4 lần mỗi ngày. 
Loai bo seo loi de dang voi 10 cong thuc tu nhien nay-Hinh-6
Giấm táo: Giấm táo là một công thức tại nhà hiệu quả trong việc làm mờ sẹo lồi. Giấm táo giúp giảm đến tối thiểu sự tấy đỏ và kích cỡ của sẹo lồi. Bạn nên pha loãng giấm táo với nước trước khi thoa lên vùng sẹo. Hãy áp dụng công thức này trong 4 - 5 tuần. 
Loai bo seo loi de dang voi 10 cong thuc tu nhien nay-Hinh-7
Gỗ đàn hương và nước hoa hồng: Gỗ đàn hương có tác dụng tái tạo da, còn nước hoa hồng giúp cân bằng tông da. Khi kết hợp với nhau, hai nguyên liệu này đem lại hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm sẹo lồi. Trộn bột gỗ đàn hương và nước hoa hồng để tạo hỗn hợp đặc và thoa lên vùng sẹo trước khi đi ngủ. 
Loai bo seo loi de dang voi 10 cong thuc tu nhien nay-Hinh-8
Đất sét tẩy trắng: Đất sét tẩy trắng là một nguyên liệu phổ biến trong điều trị các vấn đề về da, bao gồm sẹo lồi. Trộn một thìa đất sét tẩy trắng, vài giọt nước hoa hồng và một thìa nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp. Thoa hỗn hợp này lên vùng sẹo, để khô rồi xả sạch với nước ấm. 
Loai bo seo loi de dang voi 10 cong thuc tu nhien nay-Hinh-9
Dầu oải hương: Dầu oải hương được biết đến với những thành phần trẻ hóa da. Dầu oải hương cũng giúp giảm sẹo lồi khi thoa trực tiếp lên vùng sẹo. Để thấy được hiệu quả, bạn cần sử dụng dầu oải hương vài lần mỗi ngày trong vòng 1 - 2 tuần. 
Loai bo seo loi de dang voi 10 cong thuc tu nhien nay-Hinh-10
Aspirin: Ngoài giảm đau đầu, aspirin còn có tác dụng giảm sẹo lồi. Bạn cần nghiền 4 viên aspirin rồi trộn với nước để tạo thành hỗn hợp đặc mịn; sau đó thoa lên vùng sẹo và để khô. 
 

Thai nhi bị đứt cổ và những tai nạn xa xót của ngành y

(Kiến Thức) - Tai nạn thai nhi bị kéo đứt cổ khiến dư luận vừa đau xót vừa lo lắng. Kết luận vụ việc còn đang là ẩn số, song những nguy cơ ngành y hiện hữu mà hậu quả hẳn không ai, cả y bác sĩ và người bệnh, mong muốn xảy ra.

Vụ việc bác sĩ kéo đứt cổ trẻ sơ sinh tại bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang gây xôn xao dư luận và khiến nhiều người vô cùng đau xót trước sự việc trên.
Thai nhi trên là con của sản phụ Nguyễn Thị Tình (37 tuổi, trú tại xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Sáng ngày 30/6, sản phụ này có dấu hiệu chuyển dạ vào Bệnh viện huyện Đức Thọ. Trong quá trình chờ sinh và đỡ đẻ đã có diễn biến bất thường, thai nhi tử vong với tình trạng có “vết đứt xung quanh cổ đã được khâu lại”.