Thách thức nguy hiểm từ biến chủng của virus gây bệnh Covid-19

Dịch Covid-19 bùng phát chết người cho thấy sự nguy hiểm muôn thuở từ các virus dễ biến chủng, đồng thời làm nổi rõ một số vấn đề cấp bách.

Đại dịch Covid-19 là một thảm họa toàn cầu, đe dọa nền kinh tế thế giới và thậm chí cả các kết cấu xã hội cơ bản. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự bùng phát của bệnh dịch này, trong đó có yếu tố tiến hóa tự nhiên của virus và quá trình toàn cầu hóa.
Thach thuc nguy hiem tu bien chung cua virus gay benh Covid-19
 Vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác đều trải qua quá trình tiến hóa. Ảnh minh họa: Praguemorning.
Sự xuất hiện của virus corona chủng mới có thể là kết quả của một quá trình tiến hóa dài lâu của các loại virus.
Các bệnh truyền nhiễm mới chỉ được kiểm soát trong khoảng 100 năm qua. Nguyên nhân chính tạo ra sự thay đổi này là những cải thiện đáng kể về điều kiện vệ sinh trong cuộc sống của con người, rồi đến các nhân tố như kháng sinh, vaccine, và thuốc kháng virus.
Biến chủng tự nhiên
Vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác đều trải qua quá trình tiến hóa. Chúng có thể thích nghi thông qua các sự kiện biến chủng ngẫu nhiên để sinh tồn và phát triển bất chấp sự can thiệp của con người. Quy luật tiến hóa rất mạnh, giúp các sinh vật thích nghi và tồn tại khi môi trường thay đổi. Và biến chủng là một động lực chính của quá trình tiến hóa đó.
Đó là lý do vì sao mà các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đã xuất hiện, thông qua các sự kiện biến chủng ngẫu nhiên trong một môi trường được đặc trưng bởi sự lạm dụng thuốc kháng sinh.
Như các sinh vật, virus liên tục biến chủng.
Thỉnh thoảng sự biến chủng ngẫu nhiên có thể làm gia tăng khả năng lây nhiễm của virus và độc lực của virus. Nhưng độc lực thường không tốt cho bản thân mầm bệnh, vì nếu nó giết chết vật chủ thì virus cũng chết theo. Nếu không có vật chủ thay thế ở xung quanh có thể bị nhiễm bệnh thay trước khi vật chủ hiện tại chết thì quần thể các sinh vật chết người mới biến chủng này sẽ nhanh chóng diệt vong.
Khi các biến chủng tạo ra độc lực lớn này gia tăng ở các khu vực dân cư thưa thớt, tác động từ chúng sẽ bị khoanh vùng và không dễ lây lan. Điều này xảy ra liên tục trên khắp thế giới.
Yếu tố kết nối kinh tế
Các biến chủng mầm bệnh cũng xảy ra ở những khu vực dân cư đông đúc thuộc các nước đang phát triển. Nhưng vì các lý do kinh tế, khu vực này ít kết nối với phần còn lại của thế giới nên bệnh tật có thể dễ dàng được khống chế theo khu vực địa lý.
Chẳng hạn, hồi năm 2014, dịch Ebola ở Tây Phi đã bùng nổ ở các thủ đô đông dân nhưng cuối cùng vẫn được khống chế trong khu vực này và chỉ có ít ngoại lệ.
Nhưng khi châu Phi phát triển về kinh tế và thế giới kết nối lẫn nhau nhiều hơn, thì khả năng xảy ra các đại dịch càng lớn hơn.
Khí hậu đóng vai trò quan trọng ở nhiều nước nhiệt đới, mà tại đó vector truyền bệnh thường là côn trùng. Tuy nhiên các bệnh truyền nhiễm ở các nước nhiệt đới thường ít lan tới các vùng khí hậu lạnh hơn. Chẳng hạn, virus Zika bùng phát nhanh chóng ở các nước Mỹ Latin vào các năm 2015-2016 nhưng đã bị giới hạn vào phạm vi của vector muỗi.
Yếu tố Trung Quốc trong đợt dịch Covid-19 lần này
Trong vài năm gần đây chúng ta đã thấy nhiều vi sinh vật gây bệnh, có nhiều trường hợp được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc.
Trung Quốc có khí hậu và vị trí địa lý khá giống với Tây Âu và nước Mỹ, và do vậy các loại vi sinh vật biến chủng xuất hiện ở Trung Quốc có tiềm năng lớn gây tác hại tiêu cực đến các nước phương Tây.
Đã vậy, Trung Quốc hiện đã kết nối mạnh với thế giới. Việc đi lại đã dễ dàng hơn nhiều, khiến virus xuất hiện ở Trung Quốc có thể lan nhanh tới nơi khác.
Ngoài ra dân số Trung Quốc cực lớn, tương đương với dân số của châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại. Dân số Trung Quốc cũng có mật độ cao gấp 4 lần mức của châu Âu và Mỹ.
Trung Quốc có những thành phố siêu lớn mà đến thành phố New York của Mỹ cũng không so lại được. Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 cũng khởi phát ở Vũ Hán – một thành phố hơn 10 triệu dân của Trung Quốc.
Vậy phải làm gì?
Nói chung là việc xuất hiện các mầm bệnh mới là điều khó tránh. Để đối phó với nó, cần tập trung nguồn lực nghiên cứu một cách thiết thực, tránh lãng phí không cần thiết.
Dịch bệnh Covid-19 vừa qua cũng đã làm nổi rõ những nhiệm vụ chính yếu như quản lý bệnh tật và quản lý khủng hoảng. Phương Tây và Trung Quốc có lẽ cần hợp tác với nhau nhiều hơn thay vì đổ lỗi cho nhau về nguyên nhân làm Covid-19 bùng phát trên toàn cầu./.

Cắn răng gửi con cho mẹ chồng để đi làm

Nhiều đêm nhớ con đến không ngủ được, tôi chỉ mong mỏi được gặp con dù chỉ giây phút, nhưng mẹ chồng bảo không nên gọi video vì con bé cứ nhìn thấy tôi là khóc khiến bà dỗ dành rất vất vả…

Vợ chồng tôi còn nghèo, mới mua được căn hộ chung cư trả góp nên phải giật gấu vá vai tiết kiệm kham khổ để lo trả cho hết nợ. Vì thế mà khi con vừa tròn 1 tuổi, tôi phải cắn răng cai sữa cho con rồi gửi về bà nội trông giúp để lao vào kiếm tiền. Trước đó tôi đã nghỉ quá lâu vì không nhờ được ai trông con.

Bố mẹ chồng ở quê cách chỗ chúng tôi hơn trăm cây số. Ông bà cũng không thể ra thành phố vì còn vườn tược, nhà cửa. Bố chồng tôi thì cứ thỉnh thoảng lại ốm vặt, hết đau đầu đến sốt nên bà không thể để ông một mình được. Vì thế, tháng trước vợ chồng tôi mang con về quê.

Xa con khi con quá nhỏ như vậy, nhiều đêm tôi không ngủ được vì nhớ và thương con. Thế nhưng tôi không dám gọi điện vì có lần gọi về, con nhìn thấy tôi thì bật khóc nức nở nửa đêm đòi về với mẹ khiến bà nội vất vả lắm mới dỗ dành được. Từ đó, mẹ chồng không để tôi nói chuyện với con nữa mà chỉ thỉnh thoảng quay video rồi gửi cho tôi xem. Càng xem càng nhớ con các chị ạ. Ai rơi vào hoàn cảnh của tôi chắc sẽ thấu hiểu nỗi buồn tủi này.

Tôi quay trở lại công việc sau 1 năm nghỉ bẵng nên khá khó khăn, thường xuyên phải làm thêm giờ để cho bằng người khác. Đến cả thứ bảy chủ nhật cũng phải ngồi học bổ túc lại kiến thức. Quê chồng thì xa, đi lại tốn kém nên tôi dù nhớ con nhưng vẫn không dám về.

Sau 1 tháng xa con, tôi cũng rút ra được 2 ngày cuối tuần rảnh rỗi để cùng chồng về thăm con. Tôi mua cho con rất nhiều đồ, cứ tưởng tượng được bế con trên tay mà sung sướng đến mức ngồi trên xe khách cũng ứa nước mắt hạnh phúc.

Cứ tưởng tượng được bế con trên tay mà sung sướng đến mức ngồi trên xe khách cũng ứa nước mắt hạnh phúc. (Ảnh minh họa)

Có thể bạn quan tâm

Khi vừa về đến cổng, tôi đã thấy con đang ngồi chơi một mình trong sân. Tôi lao vào vừa gọi tên vừa ôm hôn chùn chụt lên mặt con thì con bé gào khóc giãy giụa. Tôi cười trấn an: "Mẹ đây, mẹ T đây mà. Nhím không nhớ mẹ T hay sao mà khóc lóc thế này?".

Con bé càng khóc lớn hơn. Chồng tôi đứng bên cạnh cũng sốt ruột, vừa gọi con vừa hỏi han. Đến khi mẹ chồng từ bếp chạy ra đón cháu, con bé ôm chặt cổ bà nội và dần nín khóc. Bà liền trách: "Ờ, Nhím ngoan, để bà đánh con mẹ T này làm Nhím của bà sợ".

Tôi choáng váng, đứng thần người vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Mẹ chồng nháy mắt bảo vợ chồng tôi vào nhà trước rồi nói chuyện sau. Tôi ngồi trong nhà mà như ngồi đống lửa, chỉ muốn được ôm con một lúc nhưng con bé cứ bám chặt bà nội, không nhìn mẹ một lần.

Mẹ chồng nói: "Lâu ngày không gặp, chắc nó dỗi mẹ nó thôi, cứ ở vài ngày rồi nó sẽ quen lại". Tôi biết có thể bà nói đúng nhưng lòng đau như xát muối. Có khi nào con quên mất tôi không?

Mãi tới tận bữa cơm tối, con bé mới chịu để tôi bế và thân quen ôm ấp mẹ lại như ngày trước. Nhưng tôi vẫn sợ lắm mọi người ạ. Tôi muốn đón con về lại thành phố nhưng cả bố mẹ chồng không đồng ý. Ông bà bảo vợ chồng tôi còn thiếu thốn, cứ để con ông bà trông cho thêm 1-2 năm, Nhím cứng cáp thì mang lên thành phố gửi nhà trẻ, mới tháng đầu còn nhớ nhung nhiều chứ rồi sẽ dần quen thôi. Tôi phải làm gì đây hả các anh chị? Có nên nằng nặc đòi mang theo con đi không hay là cứ để ở nhà nội, tiếp tục chịu đựng sự xa cách này?

Virus SARS-CoV-2 tồn tại bao lâu trên từng bề mặt?

Theo nghiên cứu mới, virus SARS-CoV-2 tồn tại các khoảng thời gian khác nhau, tùy thuộc vật mà nó tiếp xúc.

Giống như virus gây các bệnh hô hấp khác, virus SARS-CoV-2 lây lan từ các giọt bắn ra từ miệng, mũi của một người nhiễm bệnh. Một cái ho có thể thả vào môi trường 3.000 giọt bắn.