Cắn răng gửi con cho mẹ chồng để đi làm

Nhiều đêm nhớ con đến không ngủ được, tôi chỉ mong mỏi được gặp con dù chỉ giây phút, nhưng mẹ chồng bảo không nên gọi video vì con bé cứ nhìn thấy tôi là khóc khiến bà dỗ dành rất vất vả…

Vợ chồng tôi còn nghèo, mới mua được căn hộ chung cư trả góp nên phải giật gấu vá vai tiết kiệm kham khổ để lo trả cho hết nợ. Vì thế mà khi con vừa tròn 1 tuổi, tôi phải cắn răng cai sữa cho con rồi gửi về bà nội trông giúp để lao vào kiếm tiền. Trước đó tôi đã nghỉ quá lâu vì không nhờ được ai trông con.

Bố mẹ chồng ở quê cách chỗ chúng tôi hơn trăm cây số. Ông bà cũng không thể ra thành phố vì còn vườn tược, nhà cửa. Bố chồng tôi thì cứ thỉnh thoảng lại ốm vặt, hết đau đầu đến sốt nên bà không thể để ông một mình được. Vì thế, tháng trước vợ chồng tôi mang con về quê.

Xa con khi con quá nhỏ như vậy, nhiều đêm tôi không ngủ được vì nhớ và thương con. Thế nhưng tôi không dám gọi điện vì có lần gọi về, con nhìn thấy tôi thì bật khóc nức nở nửa đêm đòi về với mẹ khiến bà nội vất vả lắm mới dỗ dành được. Từ đó, mẹ chồng không để tôi nói chuyện với con nữa mà chỉ thỉnh thoảng quay video rồi gửi cho tôi xem. Càng xem càng nhớ con các chị ạ. Ai rơi vào hoàn cảnh của tôi chắc sẽ thấu hiểu nỗi buồn tủi này.

Tôi quay trở lại công việc sau 1 năm nghỉ bẵng nên khá khó khăn, thường xuyên phải làm thêm giờ để cho bằng người khác. Đến cả thứ bảy chủ nhật cũng phải ngồi học bổ túc lại kiến thức. Quê chồng thì xa, đi lại tốn kém nên tôi dù nhớ con nhưng vẫn không dám về.

Sau 1 tháng xa con, tôi cũng rút ra được 2 ngày cuối tuần rảnh rỗi để cùng chồng về thăm con. Tôi mua cho con rất nhiều đồ, cứ tưởng tượng được bế con trên tay mà sung sướng đến mức ngồi trên xe khách cũng ứa nước mắt hạnh phúc.

Cắn răng gửi con cho mẹ chồng để đi làm ảnh 1

Cứ tưởng tượng được bế con trên tay mà sung sướng đến mức ngồi trên xe khách cũng ứa nước mắt hạnh phúc. (Ảnh minh họa)

Có thể bạn quan tâm

Khi vừa về đến cổng, tôi đã thấy con đang ngồi chơi một mình trong sân. Tôi lao vào vừa gọi tên vừa ôm hôn chùn chụt lên mặt con thì con bé gào khóc giãy giụa. Tôi cười trấn an: "Mẹ đây, mẹ T đây mà. Nhím không nhớ mẹ T hay sao mà khóc lóc thế này?".

Con bé càng khóc lớn hơn. Chồng tôi đứng bên cạnh cũng sốt ruột, vừa gọi con vừa hỏi han. Đến khi mẹ chồng từ bếp chạy ra đón cháu, con bé ôm chặt cổ bà nội và dần nín khóc. Bà liền trách: "Ờ, Nhím ngoan, để bà đánh con mẹ T này làm Nhím của bà sợ".

Tôi choáng váng, đứng thần người vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Mẹ chồng nháy mắt bảo vợ chồng tôi vào nhà trước rồi nói chuyện sau. Tôi ngồi trong nhà mà như ngồi đống lửa, chỉ muốn được ôm con một lúc nhưng con bé cứ bám chặt bà nội, không nhìn mẹ một lần.

Mẹ chồng nói: "Lâu ngày không gặp, chắc nó dỗi mẹ nó thôi, cứ ở vài ngày rồi nó sẽ quen lại". Tôi biết có thể bà nói đúng nhưng lòng đau như xát muối. Có khi nào con quên mất tôi không?

Mãi tới tận bữa cơm tối, con bé mới chịu để tôi bế và thân quen ôm ấp mẹ lại như ngày trước. Nhưng tôi vẫn sợ lắm mọi người ạ. Tôi muốn đón con về lại thành phố nhưng cả bố mẹ chồng không đồng ý. Ông bà bảo vợ chồng tôi còn thiếu thốn, cứ để con ông bà trông cho thêm 1-2 năm, Nhím cứng cáp thì mang lên thành phố gửi nhà trẻ, mới tháng đầu còn nhớ nhung nhiều chứ rồi sẽ dần quen thôi. Tôi phải làm gì đây hả các anh chị? Có nên nằng nặc đòi mang theo con đi không hay là cứ để ở nhà nội, tiếp tục chịu đựng sự xa cách này?

Chiêu giảng hòa mâu thuẫn mẹ chồng và em gái chồng

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng “ưu ái” chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.
 

 Cuộc sống với gia đình chồng không bao giờ giống như tưởng tượng của chị em trước khi xuất giá, có lúc xảy ra những vấn đề khiến bạn thật khó có thể xử lý như việc phải đứng giữa chiến tuyến giữa mẹ chồng và em gái chồng.

Tại sao mẹ con ruột lại cãi nhau?

Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh (Học viện Vera), trên thực tế không chỉ mẹ chồng nàng dâu mới có mâu thuẫn mà chuyện đó cũng diễn ra ngay cả với mẹ chồng và em gái, hoặc chị gái chồng. Bởi, cho dù là mẹ con ruột đi chăng nữa, đã là người của hai thế hệ, khó lòng tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn về tư duy.

Mẹ luôn là người luôn muốn dành toàn bộ những điều tốt đẹp nhất bà có cho đứa con thân yêu của mình, bao gồm cả kho kiến thức dân gian, kinh nghiệm bà góp nhặt từ bao đời. Còn con gái, phần ỷ lại vào mẹ mình, phần có tầm nhìn rộng rãi hơn về thế giới quan thông qua các phương tiện đại chúng hiện đại, sẽ có lúc không đồng ý với mẹ mà đưa ra lời phản bác. Dĩ nhiên, vì cô là con ruột nên dù nói gì làm gì đi nữa cũng sẽ dễ dàng thẳng thắn và trực tiếp hơn so với cuộc tranh đấu truyền kỳ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Khi làm dâu, gặp cảnh mẹ chồng và em chồng hoặc chị chồng có mâu thuẫn, bỗng dưng chị em bị đẩy và tình thế khó xử. Không ít người cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi của hai mẹ con nhà chồng và họ luôn phải đặt ra câu hỏi cần phải ứng xử ra sao cho đúng.

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng "ưu ái" chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.

Tại sao lại cần bạn vào lúc này?

Thật ra trong vấn đề này, chuyện bạn là người đứng giữa, chịu trách nhiệm hòa giải cho hai mẹ con họ và là tấm bia đỡ đạn mà cả hai trưng dụng cũng là có lý do. Bởi trong gia đình, bạn là người duy nhất để mẹ và em chồng có thể nhờ cậy bởi những lý do sau:

Đầu tiên, bạn là người phụ nữ duy nhất còn lại trong nhà để họ nhờ cậy. Bởi lúc này, chồng bạn đã "trốn" đi, bởi đàn ông rất sợ bị lôi vào cuộc chiến của những người phụ nữ.

Chieu giang hoa mau thuan me chong va em gai chong
Ảnh minh họa 

Mẹ chồng xúi con trai, bày kế hòng “xoá tên” con dâu

Trước mặt tôi, mẹ chồng luôn “chỉnh” con trai phải chăm lo vun vén cho vợ con, nhưng dần dần tôi mới biết bà luôn ép con trai nộp tiền quỹ đen đề phòng nhỡ sau này ly hôn.

Tôi và chồng ra ở riêng được 3 năm nay, những tưởng tôi "thoát" được sự can thiệp, xét nét của mẹ chồng nhưng càng ngày tôi càng nhận ra, giữa chồng và mẹ chồng tôi có nhiều "mờ ám". Nhà chồng có hai anh em trai, nếu như với cậu em, ông bà hết sức quan tâm, mua nhà ở riêng ngay sau khi cưới, còn với vợ chồng tôi dù muốn ra ở riêng, nhưng ông bà ngăn cản, tìm đủ lý do để giữ.

Sống cảnh làm dâu tôi cảm thấy ngột ngạt đủ đường, bố mẹ chồng khó tính, hễ con cái khóc là tôi bị mắng là có mỗi việc chăm con mà không biết dỗ dành. Cơm nước, chợ búa hàng ngày tôi phải cáng đáng, bỏ tiền ra mua nhưng nơm nớp lo không vừa ý bố mẹ, chồng con là bị mắng. Vợ chồng cậu út thường xuyên qua ăn cơm, nhưng như là khách quý, không mua bán bất cứ thứ gì, thậm chí sát bữa ăn mới đến để trốn nấu nướng.

Sau 10 năm, vợ chồng tôi quyết tâm ra ngoài ở riêng, ông bà đồng ý và đưa khoản tiền trị giá 40% ngôi nhà cho vay với điều kiện nhà mua sang tên thẳng cho bố mẹ chồng tôi, sau nay trả hết tiền sẽ làm thủ tục sang tên của vợ chồng tôi. Lúc đó, vì rất muốn ra ở riêng nên tôi không nghĩ ngợi gì, vì ông bà đứng tên cũng sau này cho con cái thôi, không chồng tôi thì con tôi là cháu đích tôn. Vậy là tôi tất tả đi vay mượn bạn bè, họ hàng nhà ngoại cũng khoảng 30% tiền nhà, còn lại là tiền vợ chồng tôi tích cóp được.

Ở riêng rồi, tôi cũng không được yên thân, ngoài việc suốt ngày mẹ chồng gọi điện như tra khảo cho con trai bà ăn gì, cháu nội bà ăn gì. Nếu ít món bà mắng mỏ thẳng thừng quy kết tôi cho chồng con ăn uống kham khổ để lấy tiền mua sắm quần áo, mỹ phẩm. Nhà ở gần nên hầu như tuần nào ông bà cũng sang ở vài ngày, xét nét đủ mọi thứ.
Me chong xui con trai, bay ke hong “xoa ten” con dau
 Mẹ chồng khó tính, còn bí mật "nắm đằng chuôi" về tiền bạc, nhà cửa cho con trai.