Tàu sân bay Liêu Ninh khó sống trước tên lửa Mỹ

(Kiến Thức) - Chuyên gia quân sự Nga nhận định, dù tăng tốc cải tiến, nhưng tàu sân bay Liêu Ninh cũng khó lòng đánh bại Mỹ trong cuộc chạy đua ở tương lai.

Trong bài viết đăng trên tờ Military Parade, chuyên gia phân tích quân sự Nga Konstantin Sivkov cho hay, Trung Quốc đã thành công trong việc thay thế các thiết bị nước ngoài trên tàu sân bay Liêu Ninh bằng các thiết bị nội địa. 
Cụ thể, radar Type 382 Sea Eagle S/C cho phép theo dõi 10 mục tiêu trên không cùng lúc đã được lắp trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Tau san bay Lieu Ninh kho song truoc ten lua My
 Nhóm chiến đấu tàu sân bay của Liêu Ninh thực hiện bài diễn tập.
Theo chuyên gia Sivkov, thiết bị radar này cũng được tùy chỉnh lắp đặt với bốn mảng anten radar mạng pha điện tử chủ động cũng giúp cho tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng phòng thủ trên không tương tự như tàu khu trục lớp Arleigh Burke.
Tuy nhiên, chuyên gia Nga chỉ rõ, các tên lửa phòng không Trung Quốc chỉ có thể đánh chặn bốn hoặc năm tên lửa chống hạm của Mỹ ở ngay vòng đầu tiên. Theo khảo sát, trong một cuộc tấn công điện từ do Mỹ thực hiện, khả năng các hệ thống phòng không Trung Quốc sẽ giảm xuống chừng 30%-70%. Trong kịch bản này, tàu Liêu Ninh sẽ chặn được không quá ba tên lửa chống hạm Mỹ trong một cuộc xung đột vũ trang.
"Trong cuộc xung đột trực tiếp với Hải quân Mỹ, cơ hội để tàu Liêu Ninh tránh được tên lửa chống tàu Trung Quốc chỉ 20-30%. Còn 7-15% là tỷ lệ tàu sân bay Trung Quốc hứng các thương tích nghiêm trọng từ tàu Mỹ. Bắc Kinh thậm chí còn mất các tàu chiến của mình ở tỷ lệ 2-4 lần so với Mỹ", ông Sivkov nhận định. Do vậy, Trung Quốc khó thắng Mỹ trong cuộc chiến tàu sân bay trong tương lai.
Tàu sân bay Liêu Ninh có thể chở 40 tiêm kích J-15 và 20 trực thăng Ka-28. Nó cũng có thể cho phép 16 trực thăng cùng cất cánh một lúc giống như tàu sân bay lớp Kuznersov hiện phục vụ trong Hải quân Nga.
Dự kiến, nhóm chiến đấu tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc rất có thể bao gồm 4-5 tàu khu trực tối tân như tàu Type 051C, Type 052D.

Tại sao Nhật Bản không bắn máy bay ném bom nguyên tử?

(Kiến Thức) - Trong cả hai cuộc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản đều phát hiện được máy bay mang bom nhưng họ đã không đánh chặn.

Tai sao Nhat Ban khong ban may bay nem bom nguyen tu?
 Cách đây 70 năm trước, ngày 6-9/8/1945, hai máy bay B-29 của Không lực Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng ngay lập tức, để lại vô số di chứng do phóng xạ tới tận ngày hôm nay. Thực tế, không phải là Nhật Bản không phát hiện được các máy bay B-29 khi tiến vào không phận hai thành phố trên, mà họ đã phát hiện từ khi chúng còn cách rất xa. Tuy nhiên, thay vì đánh chặn hay bắn hạ chúng, lực lượng phòng không – không quân Đế quốc Nhật Bản khi đó đã không coi đó là mối đe dọa lớn. 

Tận mắt khẩu phần ăn đặc biệt của bộ đội Việt Nam

(Kiến Thức) - Khẩu phần ăn đặc biệt thích hợp với cán bộ, chiến sĩ đặc công, thủy thủ tàu ngầm, lực lượng làm nhiệm vụ trên sông, biển dài ngày.

Tan mat khau phan an dac biet cua bo doi Viet Nam
Gần đây, Viện khoa học công nghệ Bộ Quốc phòng đã sản xuất thử nghiệm thành công khẩu phần ăn phục vụ lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt. Loại khẩu phần ăn đặc biệt này có ưu điểm là hàm lượng đạm cao, cung cấp đủ nhiệt lượng cho cơ thể hoạt động, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, gọn, nhẹ, dễ vận chuyển và sử dụng được trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh: Một khâu trong quy trình công nghệ chế thử sản phẩm khẩu phần ăn dạng tuýp.