Tàu chiến Trung Quốc lại hung hăng đe dọa tàu Việt Nam

Ngày 11/7, Trung Quốc lại tiếp tục thay đổi chiến thuật khi liên tục dùng tàu chiến và tàu hải cảnh cản phá lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.

Theo tin từ Cục Kiểm ngư và Cảnh sát biển, trên thực địa nơi Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép, các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam ở cách khu vực giàn khoan khoảng 14 hải lý phát hiện 2 tàu chiến của Trung Quốc liên tục di chuyển xung quanh đội hình của tàu Việt Nam.
Sau khi đi 1 vòng quan sát, 2 tàu chiến của Trung Quốc, gồm 1 tàu pháo và 1 tàu tên lửa tấn công nhanh đi thẳng vào giữa đội hình của tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam.
Trên thực địa, tàu Trung Quốc luôn luôn áp sát, ngăn cản tàu Việt Nam.
 Trên thực địa, tàu Trung Quốc luôn luôn áp sát, ngăn cản tàu Việt Nam.
Khi di chuyển, các tàu chiến của Trung Quốc tiếp tục dùng chiến thuật áp sát các tàu và lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam để vừa quan sát, vừa đe dọa và gây áp lực. Khoảng cách áp sát của các tàu chiến Trung Quốc lúc gần nhất là 0,5 hải lý. Sau khi các tàu chiến này đi ra ngoài đội hình tàu Việt Nam khoảng 1 hải lý, Trung Quốc huy động 5 tàu hải cảnh và 2 tàu đầu kéo lao ra với tốc độ cao để cản phá đội hình tàu cảnh sát biển và kiểm ngư, không cho tiếp cận giàn khoan để tuyên truyền.
Cũng theo Cục Kiểm ngư, trong ngày 11/7, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 103-110 tàu tham gia bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981, trong đó có 43-45 tàu hải cảnh, 17-19 tàu vận tải, 15-16 tàu kéo, 22-24 tàu cá và 6 tàu quân sự.
Về phía Việt Nam, các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển của ta vẫn thực hiện việc tiếp cận giàn khoan, cách giàn khoan từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các tàu của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Khi các tàu của ta tiếp cận giàn khoan đấu tranh tuyên truyền thì các tàu của Trung Quốc đã dàn hàng ngang, tăng tốc độ áp sát ngăn cản, không cho các tàu của ta cơ động vào gần giàn khoan. Các tàu kiểm ngư của ta chủ động cơ động vòng tránh linh hoạt, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Các tàu cá của ngư dân ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan 42-45 hải lý.
Trên khu vực tàu cá của ta đánh bắt, toàn bộ tàu cá cá của Trung Quốc hoạt động tại hiện trường giàn khoan, dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh và 2 tàu vận tải của Trung Quốc đã thường xuyên bám sát, ngăn cản, ép hướng, không cho tàu cá của ta tiến vào gần khu vực giàn khoan.
Dưới sự hỗ trợ của tàu kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám ngư trường đánh bắt cá, đảm bảo an toàn.

Soi giàn khoan thứ 2 TQ ngang ngược đưa vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc lại ngang nhiên đưa tiếp giàn khoan thứ 2 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Giàn khoan thứ 2 này có tên là Nam Hải số 9 (tên tiếng Anh chính thức là Nan Hai Jin Hao). Nó là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi thuộc của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
 Giàn khoan thứ 2 này có tên là Nam Hải số 9 (tên tiếng Anh chính thức là Nan Hai Jin Hao). Nó là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi thuộc của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).

Nực cười: Trung Quốc đe dọa hậu quả nếu... Việt Nam làm liều

(Kiến Thức) - "Nếu nước nào đó một mực làm liều, tiếp tục gây đối đầu, sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả", Người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ cảnh báo.

Khi được hỏi về "một số nước chỉ trích hành động của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông là nhân tố gây bất ổn cho an ninh khu vực", Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói: "Việc này là do cá biệt nước gây nên, trách nhiệm không ở phía Trung Quốc". 
Rõ ràng phát biểu của ông Dương Vũ Quân là nhằm vào Việt Nam và Philippines, những nước đang có căng thẳng chủ quyền với Trung Quốc. Trung Quốc luôn chủ trương do nước đương sự giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và hiệp thương trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế; nếu nước nào đó một mực làm liều, tiếp tục gây đối đầu, sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả do việc này gây nên", Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo.

Việt Nam hoan nghênh Thượng viện Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan

"Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 (HD981)..."

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới việc ngày 10/7/2014, Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết 412 khẳng định Mỹ ủng hộ quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo quy định của luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, ngày 11/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.