Tập đoàn ASG hạ giá chào sàn xuống 30.000 đồng/cp do ảnh hưởng của Covid-19

(Vietnamdaily) - HĐQT CTCP Tập đoàn ASG (HoSE: ASG) vừa thông qua việc điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên. 

Theo đó, 24/9 là ngày giao dịch đầu tiên của 63 triệu cổ phiếu ASG của Tập đoàn ASG trên Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM. Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên của ASG là 30.000 đồng/cp.
Theo ASG, sở dĩ công ty điều chỉnh mức giá so với giá dự kiến đã được công bố tại bản cáo bạch là dựa trên quan điểm thận trọng trước các biến động vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với ngành hàng không nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng.
Do đó, HĐQT quyết định mức chiết khấu 15% so với giá dự kiến là 36.000 đồng/cp đã được công bố tại bản cáo bạch về mức 30.000 đồng/cp.
Như vậy, ASG lên sàn với mức định giá 1.890 tỷ đồng.
Tap doan ASG ha gia chao san xuong 30.000 dong/cp do anh huong cua Covid-19
 
Bị xử phạt về thuế trước ngày chào sàn
Đáng nói, cùng ngày, ASG công bố thông tin bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế cho thời kỳ kiểm tra năm 2017-2019.
Cụ thể, ASG đã kê khai thuế giá trị gia tăng mua vào hàng hoá của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh. Đồng thời công ty cũng hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp vào trong kỳ chi phí của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, hạch toán chi phí không đú quy định.
Do đó, ASG bị phạt tiền khai sai mức 20% trên số thuế tăng thêm qua kiểm tra theo quy định số tiền hơn 25 triệu đồng. Tổng tiền truy thu qua thanh tra là 127 triệu đồng, tiền chậm nộp thuế hơn 17 triệu đồng. Như vậy tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và chậm nộp là hơn 170 triệu đồng.
Về tình hình kinh doanh, ASG ghi nhận lợi nhuận giai đoạn 2016-2019 khá khả quan khi đạt từ 137 tỷ đến 162 tỷ đồng mỗi năm. Riêng 6 tháng 2020, chỉ lãi gần 33 tỷ đồng, giảm mạnh 62% so cùng kỳ do đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp trong lính vực hàng không. 
ASG hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng không, có vốn điều lệ 630 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn của ASG là CTCP Logistics Hàng không nắm 5,64% vốn, CTCP Đầu tư và Tư vấn Long Thành với 7,63%, CTCP Giao nhận và kho vận quốc tế nắm 11,6%.
ASG có 11 công ty con là CTCP Logistics ASG, CTCP Dịch vụ Sân bay Sài Gòn, Công ty TNHH ALS TPHCM, CTCP Dịch vụ ASGU, CTCP Giao nhận A Plus, Công ty TNHH Vận tải ASG, Công ty TNHH Hạ tầng và Phát triển khu công nghiệp ASG, CTCP Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh, Công ty TNHH Dịch vụ mặt đất hàng không, Công ty TNHH Thương mại Hàng không Cam Ranh, Công ty TNHH Nhà ga Hàng hoá Cam Ranh.

CEO Asanzo Phạm Văn Tam và đại gia Hoàng Khải Khaisilk: Gian dối trong kinh doanh là đào mồ chôn mình

(VietnamDaily) - Từ chỗ sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng biết đến, hàng loạt cửa hàng Khải Silk đã phải đóng cửa trong gần 2 năm qua. Giờ là tới Asanzo? 

Suốt thời gian dài, Asanzo luôn tự nhận là hàng Việt Nam với đỉnh cao công nghệ Nhật Bản, thậm chí Asanzo còn được Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã cấp chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn" ngành điện tử gia dụng cho Công ty CP điện tử Asanzo Việt Nam. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam tin Asanzo là hàng Việt Nam thật và đã tin dùng trong suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, mới đây, hàng loạt cơ quan báo chí phanh phui hành vi nhập hàng Trung Quốc về lắp ráp rồi ghi xuất xứ Việt Nam của Asanzo khiến nhiều người tiêu dùng giật mình, hóa ra mình bị lừa trong suốt thời gian qua.

Dịch vụ Sân bay Cam Ranh báo lỗ quý 1 do ảnh hưởng bởi COVID-19

(Vietnamdaily) - Khách chủ yếu từ Trung Quốc và Hàn Quốc, do đó dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của CIAS khiến công ty báo lỗ hơn 2 tỷ đồng trong quý 1/2020.

CTCP Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh (CIAS, HNX: CIA) thực hiện được hơn 49 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 1, giảm 25% so với cùng kỳ. 

Trong đó giá vốn chiếm tới 44 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp của CIA giảm về còn gần 5 tỷ đồng, lao dốc gần 70% so với cùng kỳ. 

'Nóng' chuyện bánh Madame Huong: Bà chủ nói gì về tin nhắn 'ghi thế thuế vào đập chết'?

Cuộc tranh cãi nảy lửa về hóa đơn bánh Madame Huong 'không giống ai' đi kèm phát ngôn dậy sóng được cho là của phía Madame Huong 'ghi thế thuế vào đập chết'. Nguyên lãnh đạo ngành thuế cho ý kiến nhận định về sự việc
 
 
 

Theo đó, tài khoản mạng xã hội cho hay ngày 10/09 chị mua 2 hộp bánh trung thu của Madame Huong (1 hộp tại phố Tạ Hiện có giá 420.000 đồng và 1 hộp ở phố Lý Thường Kiệt giá 720.000 đồng) với tổng mức giá (đã bao gồm 10% VAT) là 1.254.000 đồng. Ngày 11/9, cửa hàng bánh ngọt Madame Huong xuất hóa đơn với nội dung ghi trên hóa đơn tổng số lượng 30 chiếc bánh trung thu, thay vì ghi là 2 hộp bánh như trên phiếu thu đã đề nghị.

Sau đó chị đã gửi ảnh hóa đơn và phiếu thu đến số di động ghi trên hóa đơn để phản ánh và gọi điện yêu cầu sửa hóa đơn theo đúng nội dung ghi trên phiếu thu thì được trả lời: “Bên chị không ghi được hóa đơn 2 hộp đâu, ghi thế thuế nó vào đập chết”