Tận tâm, tận lực, tận khả năng học tập

Với một Bồ tát thiện nguyện mà nói thì sẽ không có chuyện "Tôi không biết, Tôi không hiểu, Tôi không làm được đâu".

Tôi thường nói câu này để khuyến khích các vị thiện nguyện và cũng khuyến khích chính mình đó là "Tận tâm, tận lực, tận khả năng học tập; không miễn cưỡng, không soi móc, không được thất vọng". Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, bất cứ việc gì, dù là cần mình ra tay, ra chân, hoặc lời nói, mình cũng đều dốc sức ra làm.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Nếu chúng ta hiểu công việc đó thì chúng ta dùng hết những gì mình biết, những gì mình có khả năng để làm. Còn nếu chuyện nào mình không biết thì chúng ta vừa làm vừa học hỏi. Tuy nhiên, cũng sẽ có người nói: Tôi không biết, Tôi không hiểu, Tôi không làm được.
Còn đối với một Bồ tát thiện nguyện mà nói thì sẽ không có chuyện "Tôi không biết, Tôi không hiểu, Tôi không làm được đâu."
Vì bản thân là một thiện nguyện, những gì không biết thì mình học hỏi, còn nếu biết thì dâng hiến. Một thiện nguyện có đầy đủ tinh thần học hỏi này thì không có việc gì làm chùn bước họ.
Pháp sư Thánh Nghiêm
Dịch lời: Tỳ kheo Thích Minh Kiết

Tăng, ni cũng là công dân bình đẳng trước pháp luật

Hòa thượng Thích Huệ Trí – Trưởng ban Pháp chế TƯGHPGVN khẳng định, một tu sĩ, trước hết phải là một công dân tuân thủ pháp luật.

Trước thực tế về sự e ngại của chính quyền, cơ quan chức năng khi tiếp xúc với các cơ sở tôn giáo cũng như ý thức tuân thủ pháp luật của những người trong tổ chức tôn giáo cũng còn nhiều hạn chế, Hòa thượng Thích Huệ Trí – Trưởng ban Pháp chế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định với PV, một tu sĩ, trước hết phải là một công dân tuân thủ pháp luật, bên cạnh việc tu tập, tuân thủ Phật pháp.

Cúng dường cha mẹ

Là Phật tử, chúng ta đều tin hiểu lời Phật mà thực hành hiếu đạo trong đời sống hàng ngày. 

Cha mẹ, hai đấng sanh thành có một địa vị quan trọng trong tâm thức của người con Phật, ngang bằng với Phật và các vị Đại Bồ-tát, nên “gặp thời không có Phật, khéo phụng thờ cha mẹ tức là phụng thờ Phật vậy”(Kinh Đại tập).

Chiêm ngưỡng ngôi chùa hoành tráng nhất Đà Nẵng

(Kiến Thức) - Cảnh quan chính điện kết hợp với bức tượng Quán Thế Âm tạo nên một bức tranh toàn cảnh linh thiêng, thanh tịnh mà tao nhã như chốn Bồng lai...

Khánh thành năm 2004, chùa Linh Ứng được xây dựng trên một ngọn đồi cạnh bãi Bụt của bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Chùa thường được gọi là chùa Linh Ứng - Bãi Bụt để phân biệt với 2 ngôi chùa cùng tên là chùa Linh Ứng - Bà Nà và Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn, cùng của TP Đà Nẵng. Đây được xem là ngôi chùa lớn nhất của thành phố về cả mặt quy mô cũng như về mặt nghệ thuật.
Khánh thành năm 2004, chùa Linh Ứng được xây dựng trên một ngọn đồi cạnh bãi Bụt của bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Chùa thường được gọi là chùa Linh Ứng - Bãi Bụt  để phân biệt với 2 ngôi chùa cùng tên là chùa Linh Ứng - Bà Nà và Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn, cùng của TP Đà Nẵng. Đây được xem là ngôi chùa lớn nhất của thành phố về cả mặt quy mô cũng như về mặt nghệ thuật.