Tâm tức Phật, Phật tức tâm

(Kiến Thức) - Đọc ý kiến của GS Trần Lâm Biền “Trắng trợn bắt thần linh phục vụ”, tôi thấy đây là một thực tế của một bộ phận không nhỏ dân chúng, trong đó có cả các cán bộ quan chức.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đi lễ phật đầu năm và thăm các di tích lịch sử cũng như các công trình tôn giáo, tín ngưỡng là một nhu cầu chính đáng của đại đa số nhân dân. Ở đó con người muốn tìm cho mình một sự bình yên, qua nén tâm hương con người muốn gửi gắm những nguyện vọng, mơ ước của mình trước các đấng thần linh, tìm đến sự hướng thiện.
Nhưng ở một vài nơi vẫn còn xảy ra những cảnh đáng để cho chúng ta suy ngẫm. Cảnh xô đẩy chen lấn trèo tường, vượt rào xông vào cướp ấn, cướp lộc, chen nhau đặt cho được mâm lễ vào cung giữa, nhét tiền lẻ vào tay tượng phật, rác xả bừa bãi... Những cảnh này đã cho thấy ở một số người vẫn còn thiếu cái tâm và thiếu cả niềm tin, và ý thức. 
GS Trần Lâm Biền đã chỉ rõ, Phật là trí tuệ, lên chùa để tâm tức Phật, Phật tức tâm, để giác ngộ, cầu làm sao cho có trí tuệ làm bệ đỡ cho cái tâm. Hay nói khác đi, lên chùa đầu xuân là tìm điều thiện cho nền tảng trí tuệ. Qua đây cho thấy, chúng ta hãy suy ngẫm và sống đúng với thực tế của cuộc sống, để con người không ngừng được hoàn thiện hơn, làm được nhiều việc có ích cho đời sống cộng đồng, luôn có tâm và có trí tuệ. 

Trắng trợn bắt thần linh phục vụ

(Kiến Thức) - "Người ta đang "bắt ức" thần linh, o ép thần linh, bắt thần linh phục vụ con người một cách trắng trợn", GS Trần Lâm Biền buồn rầu nói khi bàn chuyện đầu xuân đi lễ.

"Đổi chức năng" của thần linh
Đầu năm, người ta lại nô nức đi lễ chùa, trẩy hội, cầu may mắn, bình an, thậm chí là thăng quan tiến chức. Ở góc độ là một nhà nghiên cứu, ông phân tích câu chuyện này thế nào? 

Viếng Quan Âm tự

Tọa lạc trên một ngọn đồi, ngay cửa ngõ từ đồng bằng lên Tây Nguyên, chùa Quan Âm được đánh giá là công trình kiến trúc tôn giáo vô cùng độc đáo. 

Gần nửa thế kỷ không có trụ trì, ngôi chùa vẫn như một thực thể sống động, hiện bày vẻ đẹp phóng khoáng, khắc ghi những câu chuyện về sự dấn thân của con người trên hành trình vươn tới cội rễ của cái đẹp, cái thiện.

Số mạng và nghiệp báo đồng hay khác?

Kính bạch Thầy, con chưa hiểu rõ giữa số mạng và nghiệp báo giống nhau hay khác nhau? Kính xin Thầy hoan hỷ giải đáp cho con rõ. Con cám ơn Thầy.

Theo Nho giáo, con người sinh ra đời, mỗi người đều có số mạng hay thiên mạng định sẵn. Chính vì thế mà người ta thường nói đùa là giày dép còn có số, Tuy đây là câu nói đùa, nhưng ngầm ý là muốn nói mỗi người đều có số đã được một bàn tay nào đó đã đặt định an bày sẵn. Như những việc thành bại, thịnh suy, nhục vinh, vui khổ v.v… ở đời mỗi mỗi đều do trời sắp đặt cho. Bởi thế nên mới có câu nói: “nhất ẩm nhất trác giai do tiền định”. Nghĩa là một miếng ăn một miếng uống đều đã được an bày sẵn trước.