Tại sao người châu Phi lại ăn loài ếch khổng lồ cực độc này?

Những con ếch khổng lồ được xem là món ngon ở Namibia nhưng việc ăn chúng sẽ khiến thực khách có nguy cơ bị suy thận và nóng rát ở niệu đạo.

Trên thế giới có rất nhiều loại thực phẩm có mức độ nguy hiểm tương đương với độ ngon của nó. Ở Namibia, có một loài ếch châu Phi khổng lồ (Pyxicephalus adspersus), người dân địa phương hay gọi là efuma hoặc omafuma (ếch yêu tinh) được xem như 1 món ăn ngon có tiếng. Mặc dù việc ăn loài ếch này có thể dẫn tới suy thận và nóng rát ở niệu đạo nhưng người dân vẫn rất thích, còn đặt tên cho món ăn này là Oshiketakata.

Tại sao người châu Phi lại ăn loài ếch khổng lồ cực độc này? ảnh 1

Loài ếch khổng lồ này được ăn nhiều nhất vào mùa mưa. Ngoài người Namibia, người dân khu vực miền nam châu Phi cũng thích món ăn này. Được biết, người Nsenga ở phía đông thung lũng Luangwa, miền đông Zambia cũng cực kỳ thích ăn ếch yêu tinh.

Nếu muốn tránh được những nguy hiểm khi ăn ếch yêu tinh, cần phải chế biến kỹ. Tuy nhiên, sự liên quan của món ăn này nguy cơ sức khỏe là điều không thể tránh khỏi. Những thực khách yêu thích sự mạo hiểm hay các món ăn mới lạ rất “khoái” món này.

Mọi người được khuyến cáo nên bắt ếch sau trận mưa thứ 3 hoặc khi ếch bước vào mùa sinh sản.

Theo các báo cáo, ếch châu Phi là loài sống trong môi trường khô hạn và bán khô hạn ở miền trung và miền nam châu Phi. Loài ếch này có những đường gờ dài trên da lưng và một cái đầu khổng lồ trông khá đáng sợ.

Loài vật này có vẻ ngoài đáng sợ và chứa 1 lượng chất độc đủ có thể gây chết người. Tuy nhiên, những người yêu thích món ăn này cho rằng độ ngon của nó vượt qua cả độ nguy hiểm.

Tại sao động vật có độc không chết vì độc tố của chính chúng?

Động vật có độc đã phát triển nhiều “thủ thuật” đặc biệt để tránh bị ngộ độc từ chính độc tố của mình.

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?
Một số loài động vật độc nhất trên thế giới thuộc về một số loài ếch nhỏ, nhiều màu sắc trong đó có ếch phi tiêu độc, thuộc họ Dendrobatidae, sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ.  

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-2
 Đây là một loài ếch duy nhất mang đủ chất độc để giết chết 10 người trưởng thành. Nhưng điều thú vị là những con ếch này không phải sinh ra đã có độc, mà chúng hấp thụ hóa chất độc của mình bằng cách ăn côn trùng và động vật chân đốt khác. Nhưng nếu chất độc này gây chết người như vậy, tại sao bản thân chúng lại không chết khi ăn phải?

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-3
Fayal Abderemane-Ali, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu tim mạch của Đại học California San Francisco, và là tác giả chính công trình này cho rằng, những con ếch độc thuộc họ Dendrobatidae tích trữ loại độc tố gọi là batrachotoxin. 

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-4
 Abderemane-Ali cho biết có ba chiến lược mà các loài động vật có độc sử dụng để ngăn chặn quá trình tự nhiễm độc trong cơ thể, dù chúng có mang bên mình vũ khí chất độc. Cách phổ biến nhất liên quan đến một đột biến di truyền làm thay đổi một chút hình dạng của protein đích.

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-5
 Lấy ví dụ từ một loài ếch độc tên là Dendrobates tinctorius azureus mang một chất độc gọi là epibatidine. Ở đây, chúng đã tự sản sinh bắt chước một chất hóa học truyền tín hiệu có lợi gọi là acetylcholine. 

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-6
Theo một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Science, những con ếch này đã tiến hóa sự thích nghi trong các thụ thể acetylcholine của chúng, làm thay đổi một chút hình dạng của các thụ thể đó khiến chúng có khả năng kháng lại độc tố đích. Một chiến lược khác được những tay động vật có độc sử dụng là khả năng loại bỏ hoàn toàn chất độc ra khỏi cơ thể, Abderemane-Ali chia sẻ thêm.

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-7
 Còn chiến lược thứ ba được gọi là "cô lập" chất độc. Adberemane-Ali cho biết: “Con vật sẽ phát triển hệ thống thu nhận hoặc hấp thụ chất độc theo dạng tách rời để đảm bảo rằng nó không gây ra vấn đề cho con vật”.

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-8
Trong nghiên cứu mới, Adberemane-Ali nghi ngờ rằng những con ếch này rất có thể đang sử dụng chiến lược cô lập để tránh nhiễm độc tự động, bằng cách sử dụng một thứ mà ông gọi là "miếng bọt biển protein". 

Tại sao trong Tây du ký lại có yêu tinh là đạo sĩ?

Theo Lục Tiểu Linh Đồng, chúng ta cần tìm đáp án ở bối cảnh xã hội vào thời kỳ mà Ngô Thừa Ân sinh sống và viết Tây du ký...

Trong Tây du ký, các yêu quái bị Tôn Ngộ Không hàng phục, có loại ở trong sơn động chiếm núi xưng vương, có loại từ động vật tu luyện thành yêu tinh, cũng có nhiều loại yêu tinh từ các nơi tiềm nhập nhân gian hô mưa gọi gió.

Loại yêu tinh cuối cùng, bao gồm cả một số đạo sĩ do yêu tinh tu luyện mà thành, tác yêu tác quái nhân gian. Loại điển hình nhất là Hổ lực đại tiên, Lộc lực đại tiên, Dương lực đại tiên ở Xa Trì quốc và lão đạo sĩ do Lộc tinh biến thành ở Tỉ Khưu quốc.