Tại sao không thờ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm sơ Tổ?

Theo thiền sử, thì Tổ Tỳ Ni Đa lưu Chi là vị Tổ đầu tiên từ Trung Hoa mang Thiền tông đến Việt Nam. 

Như vậy, lẽ ra chúng ta phải thờ Ngài là vị sơ Tổ Thiền tông Việt Nam mới đúng. Tại sao lại phải thờ Tổ Bồ đề Đạt Ma?
Thiền có nhiều phái. Đại loại có năm hệ phái chính sau đây:
1. Tỳ Ni Đa Lưu Chi
2.Vô Ngôn Thông
3. Thảo Đường
4. Tào Động
5. Lâm Tế.
Ban thờ Sơ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi tại chùa Dâu (Bắc Ninh).
 Ban thờ Sơ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi tại chùa Dâu (Bắc Ninh).
Tất cả năm hệ phái này, đều bắt nguồn từ Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Vì Tổ Bồ Đề Đạt Ma là sơ Tổ Trung Hoa. Sau đó, truyền cho Tổ Huệ Khả, rồi đến Tổ Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn và sau cùng là Tổ Huệ Năng.
Từ Tổ Huệ Năng truyền xuống cho các đệ tử. Từ đó về sau mới có chia các tông phái thiền. Như vậy, chỉ thờ sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma là đã trùm khắp hết các thiền phái khác. Còn nếu chúng ta chỉ thờ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi không thôi, thì làm sao trùm hết các thiền phái khác được.
Vì Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi cũng chỉ là một thiền phái như các thiền phái kia. Nếu thờ như thế, thì có tính cách thiên lệch và không thể đại diện cho các thiền phái hết được. Do đó, mà người ta chỉ thờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma là bao trùm khắp cả.
Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả.

1250 tăng ni tưởng niệm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang

(Kiến Thức) - Lễ khất thực tưởng niệm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang 60 năm lần đầu tiên có số lượng tăng ni nhiều nhất trong lịch sử Hệ phái Khất Sĩ Phật Giáo Việt Nam.

Đại lễ tưởng niệm 60 Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng bước sang ngày thứ 4 và đã có hàng ngàn lượt Phật tử từ khắp nơi về tham dự. Sáng nay, tại Pháp viện Minh Đăng Quang, quận 2, TP HCM, Hệ phái Khất sĩ đã tổ chức lễ khất thực...
Đại lễ tưởng niệm 60 Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng bước sang ngày thứ 4 và đã có hàng ngàn lượt Phật tử từ khắp nơi về tham dự. Sáng nay, tại Pháp viện Minh Đăng Quang, quận 2, TP HCM, Hệ phái Khất sĩ đã tổ chức lễ khất thực...

Tạng thư sống chết

Cái chết được nhiều người xem là điểm cuối cùng của sự sống. Cái chết là nỗi ám ảnh, và “thế giới bên kia” là một hố đen bất khả tư nghì.

Nhưng có một quan niệm khác, xem cái chết là một phần tự nhiên của sự sống. Khi hiểu tường tận về cái chết, con người sẽ sống tốt đẹp hơn, có tình thương và trách nhiệm với suy nghĩ, lời nói và hành vi của mình hơn.

“Vùng đất mang dấu chân Phật”

Từng là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á với tên gọi Burma, nhưng Myanmar chìm vào lãng quên như một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới gần nửa thập kỷ.

Với hơn 3.000 ngôi đền, tháp và chùa được xây dựng từ thế kỷ 11 (kỷ nguyên Bagan) trên vùng đất chỉ rộng 40km2, Bagan cổ được xem là thánh tích của Phật giáo Myanmar.
Với hơn 3.000 ngôi đền, tháp và chùa được xây dựng từ thế kỷ 11 (kỷ nguyên Bagan) trên vùng đất chỉ rộng 40km2, Bagan cổ được xem là thánh tích của Phật giáo Myanmar.
Chỉ khi quốc gia này mở cửa từ vài năm qua, lữ khách bàng hoàng nhận ra Myanmar vẫn còn nguyên vẹn hoang sơ như ngày xưa, khi người ta đặt cho nó cái tên “vùng đất bất tử”, “vùng đất vàng”, “vùng đất mang dấu chân Phật”...