Tại sao Hoàng đế Trung Hoa trọng dụng cậu ruột hơn chú ruột?

Trong hơn hai nghìn năm lịch sử xã hội phong kiến thời Trung cổ, hầu hết các hoàng đế đều sẵn sàng trọng dụng Quốc cữu (cậu ruột) thay vì Hoàng thúc (chú ruột) sau khi lên ngôi.

Hoàng thúc và hoàng đế thuộc cùng một dòng tộc vì vậy họ có mối quan hệ thân thiết hơn so với Quốc cữu nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Những vị hoàng đế trong lịch sử dường như sẵn sàng để các Quốc cữu của mình hỗ trợ các công việc triều chính nhiều hơn. Rốt cuộc là vì lý do gì?

Tai sao Hoang de Trung Hoa trong dung cau ruot hon chu ruot?

Hoàng thúc - mối nguy cho ngai vàng

Không giống như Quốc cữu, Hoàng thúc và hoàng đế cùng họ, đều mang trong mình dòng máu Hoàng tộc. Trong xã hội truyền thống Trung Quốc, huyết thống là rất quan trọng và luôn được xem trọng.

Ở góc độ khác, Hoàng thúc có tính hợp pháp để thừa kế ngai vàng theo huyết thống, nghĩa là, nếu người Hoàng thúc nổi loạn và giành được ngai vàng, thì nó có tính hợp pháp cao hơn Quốc cữu. Và do đó dễ dàng nhận được sự chấp thuận của các bá quan và người dân. Vì vậy, đối với hoàng đế, mối đe dọa tiềm tàng của Hoàng thúc đối với ngai vàng lớn hơn rất nhiều so với Quốc cữu.

Ảnh hưởng từ mẫu thân

Xã hội phong kiến truyền thống Trung Quốc là xã hội tập trung, mọi quyền lực đều tập trung vào tay hoàng đế và không có quá nhiều thời gian để dành cho các Hoàng tử. Ngoài ra, mỗi hoàng đế có quá nhiều cung tần mĩ nữ cũng như các con và không có thời gian để chăm sóc từng đứa trẻ. Vì vậy, những vị hoàng tử này thường rất ít gặp và tiếp xúc với Phụ hoàng. Nói một cách tương đối, các hoàng tử ở bên mẫu thân nhiều hơn.

Tai sao Hoang de Trung Hoa trong dung cau ruot hon chu ruot?-Hinh-2

Trong các cuộc tranh đấu hậu cung, các vị hậu phi sẽ dựa vào gia đình bên ngoại, sẽ đặt niềm tin vào anh em ruột của họ. Mỗi một vị Hoàng đế mới lên ngôi, các thế lực bên ngoại đứng sau Thái hậu sẽ có đóng góp đến thực quyền của Hoàng đế đó.

Hơn nữa, để củng cố địa vị trong hậu cung và củng cố quyền lực của gia tộc trong triều đình, thái hậu nhất định sẽ nói những lời tốt đẹp dành cho đệ đệ/ca ca của mình trước mặt hoàng đế. Và chính những điều này sẽ ảnh hưởng đến sự ưu ái của hoàng đế cho quốc cữu.

Cân bằng quyền lực

Chính vì hoàng đế toàn quyền và có địa vị cao nên ai cũng thèm muốn ngai vàng. Chúng ta thường nói rằng "ham muốn khó thỏa mãn", có nghĩa là ham muốn của con người khó được thỏa mãn, và quyền lực có thể thỏa mãn những ham muốn khác nhau của con người.

Tai sao Hoang de Trung Hoa trong dung cau ruot hon chu ruot?-Hinh-3

Vì vậy, để bảo vệ ngai vàng của mình, hoàng đế phải học cách kiểm tra và cân bằng quyền lực của tất cả các bên, để các thế lực khác nhau trong triều đình luôn ở trạng thái kiềm chế và cân bằng lẫn nhau. Vì vậy, trọng dụng quốc cữu là cách hữu hiệu nhất để hoàng đế Trung Hoa kiểm tra và cân bằng quyền lực của tất cả các bên.

Từ 2023-2025: Ba con giáp sự nghiệp vút bay, thu nhập cao chót vót

Từ 2023 đến 2025 sẽ là thời kỳ hoàng kim làm đâu thắng đó, tiền vào như nước của ba con giáp sau đây.

Tu 2023-2025: Ba con giap su nghiep vut bay, thu nhap cao chot vot

Thời gian trước đây, vận thế của người tuổi Dậu không thuận lợi, khiến cho cuộc sống của con giáp này gặp nhiều khó khăn trắc trở. 

Dự đoán tuần mới 11/7 - 17/7/2022 cho 12 con giáp: 1 tuổi thành đại gia

Theo dự đoán tuần mới 11/7-17/7/2022 cho 12 con giáp: Bảng vàng may mắn trong tuần: Sư nghiệp vượng nhất: tuổi Tý. Tài vận phát nhất: tuổi Hợi. Vận đào hoa sáng nhất: tuổi Mùi.

Du doan tuan moi 11/7 - 17/7/2022 cho 12 con giap: 1 tuoi thanh dai gia

Theo dự đoán tuần mới từ 11/7 - 17/7/2022 cho 12 con giáp, người tuổi Tý có quý nhân phù trợ nên công việc thuận buồm xuôi gió. Tài vận ổn định, thu nhập rủng rỉnh. Chuyện tình cảm đón nhận không ít tin vui. Sức khỏe chú ý đến các khớp. Con số may mắn: 5, 0 . Màu sắc may mắn; màu vàng. Hướng may mắn: hướng Tây Nam. 

Hoàng đế vô dụng nhất trong lịch sử Trung Quốc là ai?

Trong lịch sử Trung Hoa có thiên cổ nhất đế thì cũng không thiếu những hoàng đế bù nhìn, vô dụng, bất tài. Đây chính là vị hoàng đế nhu nhược nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc.

Lịch sử cổ đại Trung Quốc có tổng cộng hơn 400 vị hoàng đế. Trong đó, đa số đều là hôn quân vô đạo, có thể trở thành minh quân thiên cổ thì chẳng được mấy người. Nhưng hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử được người đời sau quen thuộc thì cũng không ít. Ví dụ như vị hoàng đế cuối cùng của triều Thanh - Phổ Nghi, tuy rằng không có chính tích, nhưng cũng thực sự rất đặc biệt, bởi hầu như tất cả những vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại đều được chú ý khá nhiều. Bên dưới là vị hoàng đế được coi là vô dụng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nam Đường chỉ thích làm thơ vẽ tranh. Ông là con trai thứ 6 của vua Đường Nguyên Tông Lý Cảnh, tên là Lý Dục, tuy ông không phải là người phù hợp để làm hoàng đế, nhưng nếu đã kế vị thì vẫn cần phải gánh vác trách nhiệm trọng đại này. Ông tuy có chút khác biệt với các vị hoàng đế tham lam mỹ sắc, thích du hí nhân gian, nhưng cũng không nhìn thấy được nỗi khổ của bách tính, cả ngày chỉ ham mê làm thơ vẽ tranh. Nếu như không phải là hoàng đế thì Lý Dục chắc chắn sẽ trở thành một nhà thư pháp, thi nhân, họa sĩ nổi tiếng. Lý Dục cực kỳ có tài năng về mảng nghệ thuật, những tác phẩm nổi tiếng như "Ngu mỹ nhân" cũng là tác phẩm của ông, chỉ tiếc là ông sinh nhầm thời đại.