Tại sao chúng ta nghe thấy ai đó gọi tên mình khi vào rừng?

Pareidolia thính giác là một hiện tượng mà trong đó mọi người có thể nghe thấy những âm thanh quen thuộc trong hoàn cảnh không gian tĩnh mịch.

Rất nhiều người đi rừng từng kể lại việc khi họ đang đi bộ trong rừng, không có bất kỳ ai xung quanh nhưng bỗng nhiên lại nghe thấy từ phía sau vọng tới một tiếng gọi nhỏ gọi đúng tên của họ.

Đây được cho là một trong những tình huống gây rùng mình nhất mà những người đi rừng thường gặp phải. Nếu không biết đến những lí giải khoa học, tất cả những người từng có trải nghiệm này sẽ luôn ở trạng thái bất an trong suốt hành trình.

Thực ra, hiện tượng nghe thấy những giọng nói hoặc tiếng động bí ẩn được gọi là "pareidolia thính giác". Nguồn phát của những tiếng ồn này rất khác nhau. Chúng có thể bao gồm quạt điện; nước chảy; động cơ máy bay; tiếng ồn ào của máy giặt.

Ngoài ra, pareidolia thính giác còn có thêm một hiệu ứng phụ, khi mà mọi người nhìn thấy khuôn mặt hoặc các hình ảnh tưởng tượng từ các thông tin tai nghe mắt thấy được thu thập một cách mơ hồ.

Tai sao chung ta nghe thay ai do goi ten minh khi vao rung?

Âm thanh hay hình ảnh mơ hồ có thể tạo ra các suy đoán nhầm tưởng.

Những ảo giác như vậy thường gặp ở nhiều tình trạng tâm thần khác nhau, bao gồm tâm thần phân liệt, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và rối loạn lưỡng cực.

Ảo giác không liên quan đến tâm thần cũng đã được báo cáo ở những người bị mất thính lực, mặc dù tình trạng này được gọi là hội chứng tai âm, tương đối hiếm và chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Nhưng những người có và không có những tình trạng này đều có thể mắc chứng pareidolia thính giác.

Những âm thanh mà những người nghe thấy khi trải qua chứng pareidolia thính giác không hoàn toàn do bộ não của họ thêu dệt nên. Đúng hơn, chúng xuất phát từ sự hiểu sai về âm thanh thực.

Ví dụ như ở trong rừng sẽ luôn tồn tại các âm thanh khác nhau được tạo ra từ tiếng lá cây, tiếng động vật. Khi các âm thanh xa này vẳng tới tai người đi rừng, họ sẽ tự tưởng tượng ra như có tiếng ai đó đang gọi tên mình từ xa.

Tại sao người đi rừng lại thường tưởng tượng ra tiếng gọi tên thay vì các âm thanh khác. Điều này được lí giải bởi trong cuộc sống thường ngày, tiếng gọi tên là âm thanh thường được con người nghe thấy nhiều nhất và cũng dễ khiến chúng ta chú ý lắng nghe nhất.

Điều này có nghĩa, pareidolia thính giác thể hiện việc não con người luôn nỗ lực không ngừng để hiểu và tìm ra các khuôn mẫu trong thế giới xung quanh. Nó đặc biệt xảy ra khi những tiếng động có thể nhận biết được bị che khuất bởi tiếng ồn nền của môi trường ồn ào, chẳng hạn như nhà hàng hoặc quán bar.

Tai sao chung ta nghe thay ai do goi ten minh khi vao rung?-Hinh-2

Trong rừng là nơi mà chứng pareidolia thính giác thường xảy ra.

Trong những trường hợp này, não sử dụng một quy trình gọi là kiểm soát mức tăng độ tương phản, điều chỉnh độ nhạy của các tế bào não phản ứng với dữ liệu thính giác và thị giác để chúng có thể thích ứng với đầu vào thông tin liên tục.

Mặc dù đã được báo cáo rộng rãi, pareidolia thính giác không được các nhà khoa học thần kinh nghiên cứu kỹ lưỡng như đối tác thị giác của nó.

Điều đó một phần là do các tác nhân có thể khiến mọi người nghe nhầm một số âm thanh nhất định không nhất quán hoặc có thể đoán trước được như những tác nhân có thể khiến họ nhận dạng sai các vật thể trong bóng tối.

Thông thường, con người sẽ có xu hướng chọn ra thứ gì đó quen thuộc với bản thân để định dạng cho các âm thanh hay hình ảnh mông lung trong đầu.

Vì vậy, nếu bỗng nhiên nghe thấy tên mình được gọi từ chốn sâu thẳm của khu rừng, những người đi rừng nên cảm thấy bình tĩnh và không có gì phải lo lắng.

Vẻ đẹp đốn tim của những khu rừng xanh mướt trên thế giới

Những khu rừng xanh mướt trên khắp thế giới như rừng mơ ở Trung Quốc, rừng khỉ ở Indonesia, rừng Sunken (Kazakhstan)…sở hữu phong cảnh đẹp đốn tim du khách.

Ve dep don tim cua nhung khu rung xanh muot tren the gioi

Hồ Kaindy, nằm trong khu rừng xanh mướt Sunken (Kazakhstan). Hồ được hình thành sau một trận động đất vào năm 1911. Bên trong lòng hồ là những cây vân sam mọc thẳng đứng, từ xa giống như những ngọn giáo khổng lồ. Ảnh: Aboutkazakhstan.

Ve dep don tim cua nhung khu rung xanh muot tren the gioi-Hinh-2
Thác Iguazu, một di sản thế giới nằm ở biên giới Argentina và Brazil, thu hút du khách không chỉ bởi vẻ đẹp hùng vĩ của dòng thác, mà còn bởi khu rừng rậm rạp với hàng nghìn loài động thực vật sinh sống. Ảnh: Argentina.travel.
Ve dep don tim cua nhung khu rung xanh muot tren the gioi-Hinh-3
Khu rừng hoa mơ nở rực ở Tân Cương, Trung Quốc, gần biên giới Kazakhstan. Vào mùa xuân, toàn thung lũng được bao phủ bằng màu trắng, hồng của những cánh hoa mỏng manh. Ảnh:Travelmama.
Ve dep don tim cua nhung khu rung xanh muot tren the gioi-Hinh-4
Tuyến đường sắt nằm trong khu rừng gần Caransebes (Romania), được biết với tên gọi “đường hầm tình yêu”. Cây cỏ bao quanh đường ray tạo nên một đường hầm xanh mướt, đẹp lãng mạn. Ảnh: Travelhdwallpapers.
Ve dep don tim cua nhung khu rung xanh muot tren the gioi-Hinh-5
Cửu Trại Câu nằm ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, là một địa điểm có sức hấp dẫn khó cưỡng lại của du khách. Mặt hồ nước trong vắt, nhìn thấy đáy được bao quanh bởi những ngọn núi cao và cánh rừng xanh mát khiến nhiều người cảm giác đây giống như một nơi không có thật trên trái đất.     
Ve dep don tim cua nhung khu rung xanh muot tren the gioi-Hinh-6

Thành phố Savannah của tiểu bang Georgia (Mỹ) được gọi với biệt danh là “Thành phố Rừng”, bởi có nhiều cây sồi cổ thụ, cành lá đan xen tạo thành vòm cung trên các con đường ở đây. Ảnh: Wordpress.

Ve dep don tim cua nhung khu rung xanh muot tren the gioi-Hinh-7
Vườn Keukenhof ở Hà Lan, được biết đến như một trong những khu vườn đẹp nhất thế giới, với hơn 7 triệu cây hoa cùng nhau khoe sắc. Ảnh: Nyobain.
Ve dep don tim cua nhung khu rung xanh muot tren the gioi-Hinh-8
Khu rừng Hallerbos ở Flemish Brabant (Bỉ). Mỗi khi mùa xuân đến, Hallerbos giống như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông, hàng triệu đóa chuông xanh cùng khoe sắc tạo nên một thảm xanh trải khắp khu rừng. Ảnh: Monumentaltrees.
Ve dep don tim cua nhung khu rung xanh muot tren the gioi-Hinh-9
Khung cảnh đẹp như cổ tích lúc sáng sớm tại khu rừng bách ở bang Nam Carolina, Mỹ.
Ve dep don tim cua nhung khu rung xanh muot tren the gioi-Hinh-10
Hồ Gruener See ở Tragoess (Áo) trở nên đặc biệt khi mùa hè đến. Toàn bộ khu rừng gồm cây cối, lối đi bộ, băng ghế và cây cầu sẽ chìm dưới nước, tạo nên một thế giới kỳ ảo lôi cuốn du khách.
Ve dep don tim cua nhung khu rung xanh muot tren the gioi-Hinh-11
Trong khu rừng Meghalaya ở Ấn Độ, rễ cây cổ thụ vắt qua sông trong nhiều thập kỷ để tạo ra cầu rễ cây độc đáo. Ảnh: IT. 

Khám phá rừng cổ thụ giữa lòng thành phố tại Việt Nam

Khu rừng nằm ngay trong thành phố Trà Vinh chứ không cần đi đâu xa, nơi đây thu hút nhiều lượt đến của người dân bản địa.

Bên trong “khu rừng tự sát” u ám đáng sợ ở Nhật Bản

Khu rừng tự sát Aokigahara ở Nhật Bản khiến nhiều người rùng mình bởi sự âm u, rùng rợn. Rất nhiều thi thể người được tìm thấy ở đây mỗi năm.

Ben trong “khu rung tu sat” u am dang so o Nhat Ban

Khu rừng rậm Aokigahara nằm gần núi Phú Sĩ là nơi có khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp. Tuy nhiên, Aokigahara cũng được gọi là “khu rừng tự sát”, vì rất nhiều thi thể người được tìm thấy ở đây mỗi năm. (Ảnh: Getty)

Ben trong “khu rung tu sat” u am dang so o Nhat Ban-Hinh-2
Tình trạng người dân Nhật Bản tới rừng Aokigahara để tự sát phổ biến đến mức nhà chức trách phải đặt những biển cảnh báo dọc theo đường mòn, yêu cầu người dân không tới đây để tự kết liễu cuộc sống, theo Daily Star.
Ben trong “khu rung tu sat” u am dang so o Nhat Ban-Hinh-3
Tình trạng tự sát ở rừng Aokigahara bắt đầu từ những năm 1960 và vẫn tiếp diễn hàng năm cho đến nay. Nhà chức trách Nhật Bản phát hiện nhiều thi thể người nhất ở rừng Aokigahara vào tháng 3/2021.
Ben trong “khu rung tu sat” u am dang so o Nhat Ban-Hinh-4
Năm 2010, khoảng 200 người đã cố gắng tự tử ở rừng Aokigahara, trong đó 54 người đã chết.
Ben trong “khu rung tu sat” u am dang so o Nhat Ban-Hinh-5
Những năm gần đây, nhà chức trách Nhật Bản hạn chế công bố thông tin về số lượng người tự tử ở rừng Aokigahara. Hình thức tự tử phổ biến nhất trong rừng là uống thuốc quá liều, xếp thứ hai là hình thức treo cổ.
Ben trong “khu rung tu sat” u am dang so o Nhat Ban-Hinh-6
Dọc theo đường mòn trong rừng, khách tham quan dễ dàng nhìn thấy những tấm biển kêu gọi mọi người không được tự sát, hãy nghĩ về người thân trong gia đình. 
Ben trong “khu rung tu sat” u am dang so o Nhat Ban-Hinh-7
Năm 2018, Logan Paul, một thanh niên nổi tiếng ở Mỹ quay video khám phá rừng Aokigahara, phát hiện thi thể một người treo cổ. Paul hứng chịu rất nhiều lời chỉ trích thậm tệ vì quay video thi thể, thay vì thông báo với nhà chức trách.
Ben trong “khu rung tu sat” u am dang so o Nhat Ban-Hinh-8
Ngoài việc được coi là nơi tự sát nhiều nhất ở Nhật Bản, rừng Aokigahara còn nổi tiếng với những truyền thuyết về linh hồn người chết (Yurei).
Ben trong “khu rung tu sat” u am dang so o Nhat Ban-Hinh-9
Vào những năm cuối thế kỉ 18 - đầu thế kỉ 19, nạn đói Tenmei kinh hoàng ở Nhật khiến nền kinh tế kiệt quệ, người dân lâm vào cảnh nghèo đói, thiếu thốn lương thực.
Ben trong “khu rung tu sat” u am dang so o Nhat Ban-Hinh-10
Vì nạn đói thảm khốc, một số gia đình đã đưa ra quyết định đau lòng là hạn chế khẩu phần ăn bằng cách đưa người già yếu, người không có khả năng làm việc hay tự chăm sóc, đi lang thang trong rừng cho đến khi không tìm được lối ra. Thông thường, những người bị bỏ rơi tự nguyện hy sinh bản thân vì hạnh phúc của gia đình.
Ben trong “khu rung tu sat” u am dang so o Nhat Ban-Hinh-11
Bên cạnh đó, lời đồn còn nói rõ những Yurei trong phong tục Ubasute gây ra ảo giác và dẫn dụ người vào khu rừng bị lạc lối và cuối cùng quyết định kết thúc cuộc đời chính mình trong khu rừng.
Ben trong “khu rung tu sat” u am dang so o Nhat Ban-Hinh-12
 Ngày nay, yếu tố tâm linh được cho là một trong những lý do dẫn đến việc người Nhật Bản tìm tới rừng Aokigahara để tự sát. 

>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi “dư thừa” hàng nghìn nam giới