Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, vốn chủ sở hữu của Hồng Hoàng cũng tăng đột biến gấp 43 lần mức 20 tỷ đồng của đầu kỳ, lên 863 tỷ đồng. Tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) lên tới 111%.
Hiện Hồng Hoàng đang có nợ phải trả ở mức 1.381 tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu chiếm 1.122 tỷ đồng.
|
Kết quả kinh doanh 6 tháng 2023 của Hồng Hoàng |
Kết quả 6 tháng 2023 của Hồng Hoàng khả quan hơn nhiều so năm 2022 khi lãi sau thuế chỉ ở mức 286,6 tỷ đồng, thậm chi năm 2021 thua lỗ tới 177 tỷ đồng.
Do đó, tại ngày 31/12/2022 vốn chủ sở hữu của Hồng Hoàng âm 95 tỷ đồng, còn năm 2021 âm 319 tỷ đồng.
Hồng Hoàng được thành lập vào ngày 2/11/2016 với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Hồng Hoàng từng nhận được nhiều chú ý khi phát hành thành công 1.402 tỷ đồng trái phiếu, với mức lãi suất lên tới 20%/năm vào tháng 10/2019. Đây cũng là mức lãi suất kỷ lục trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, so với mặt bằng chung từ 9,5-11,5% hiện nay.
Theo Nhà đầu tư, ít ngày sau khi phát hành trái phiếu, Hồng Hoàng đã thế chấp hơn 60,7 triệu cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu tại Saigon Asia Credit Limited, một pháp nhân được thành lập ở Cayman Islands.
Kể từ sau lô trái phiếu của Hồng Hoàng, ACB đã thực hiện 3 đợt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, lần lượt vào tháng 11/2020 (tỷ lệ 30%), tháng 6/2021 (tỷ lệ 25%) và tháng 7/2022 (tỷ lệ 25%). Trong trường hợp Hồng Hoàng chưa bán bất kỳ cổ phiếu ACB nào, thì lượng cổ phiếu ACB mà doanh nghiệp này nắm giữ có thể đã tăng lên mức 123,4 triệu cổ phiếu, tương đương 3,7% vốn điều lệ của ngân hàng này.