Tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng miếng dán chống say xe

Việc dùng miếng dán chống say xe tùy tiện, không đúng cách có thể khiến bạn bị ngộ độc thuốc, rất nguy hiểm.

Loại thuốc điều trị xuyên da và các tác dụng phụ
Miếng băng dán (hay còn gọi là cao dán) dùng dán lên da sau tai để chống say tàu xe. Khác với các loại cao dán thông thường chỉ có tác dụng ngay tại chỗ dán, miếng dán chống say xe là loại có tác dụng toàn thân hay còn gọi là băng dán xuyên da (có tác dụng không khác gì thuốc uống).
Sau khi dán lên da khô phía sau tai, các thành phần thuốc trong miếng dán sẽ thấm dần xuyên qua da vào máu và phát huy tác dụng toàn thân (còn gọi là hệ điều trị xuyên da - transdermal therapeutic system, viết tắt là TTS).
Tac dung phu nguy hiem khi dung mieng dan chong say xe
Ảnh minh họa. 
Miếng dán say xe là băng mỏng, thường có hình chữ nhật hay hình tròn. Khi dán trên da, các dược chất sẽ thấm qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu. Miếng dán có chứa dược chất scopolamin. Khi dán lên da (vùng sau tai), thuốc sẽ thấm dần vào máu với một lượng đủ có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn do say tàu xe.
Ưu điểm của miếng dán là tiện sử dụng, không có sự biến đổi hấp thu và bị chuyển hóa bởi gan như thuốc uống, có thể cung cấp dược chất một cách liên tục, không phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày, khi muốn ngưng điều trị, chỉ cần bóc bỏ miếng dán ra khỏi da là được.Tuy nhiên, điều cần lưu ý là dạng thuốc băng dán xuyên da này có thể gây các tác dụng phụ rất khó chịu.
Vì mang tính chất như dược phẩm nên dạng thuốc băng dán xuyên da có thể cho tác dụng phụ giống như dạng thuốc uống hay tiêm. Cụ thể, miếng dán xuyên da chống nôn chứa scopolamin, bên cạnh tác dụng chống co thắt, chống nôn cũng đồng thời có thể gây tác dụng phụ gọi là liệt đối giao cảm (có tác động đến hệ thần kinh) làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)...
Những lưu ý khi sử dụng
Nên dán miếng dán vào vùng da khô sau tai từ 4 - 6 giờ trước khi lên xe bởi đó là thời gian cần thiết để các dược chất trong miếng dán thẩm thấu qua da và phát huy tác dụng (nếu sáng hôm sau khởi hành thì nên dán vào ngay buổi tối trước khi đi để thuốc có đủ thời gian thẩm thấu). Không được dán ở nơi da bị kích thích hay trầy xước vì sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất này và có thể gây ngộ độc.
Cần tuân theo sự hướng dẫn về cách dùng như thời điểm dán, dán trong bao lâu, nơi dán, khoảng cách giữa hai lần dán... để hạn chế các tác dụng phụ có thể gặp phải. Nhiều người có tâm lý dán thật nhiều thì tác dụng mới nhanh và lâu nên thường sử dụng một lúc 2-3 miếng dán hoặc sử dụng cùng lúc với thuốc uống.
Việc làm này rất phản khoa học, thường gây ra những phản ứng ngược, nảy sinh các tác dụng phụ bởi khi tung ra thị trường, nhà sản xuất đã tính toán được liều lượng thuốc tốt nhất có trong miếng dán, phù hợp với thể trạng của người sử dụng. Khi dùng nhiều miếng dán cùng lúc, thuốc sẽ ngấm hết qua da, thẩm thấu vào máu với liều lượng rất cao.
Khi đó, người sử dụng đang ở trong tình trạng dùng thuốc quá liều, các tác dụng phụ rất khó tránh khỏi và sẽ nặng hơn, thậm chí nguy kịch vì ngộ độc thuốc. Tuyệt đối không dùng kết hợp cả miếng dán và thuốc uống, thuốc tiêm chống say xe. Việc dùng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ khiến thần kinh trung ương và toàn thân bị chi phối bởi nhiều loại thuốc, tình trạng quá liều luôn thường trực, tai biến, ngộ độc do thuốc luôn cận kề, chưa kể những tương tác thuốc sẽ khiến cơ thể phải chịu những hậu quả khó lường.
Không dùng miếng dán chống say xe cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Trẻ em từ 8-15 tuổi thì dùng nửa miếng dán. Khi đang dán miếng dán chống say xe xuyên da mà cảm thấy có triệu chứng bất thường như nhìn mờ và các triệu chứng đã kể ở trên thì phải ngưng ngay bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da. Nếu thấy tình hình vẫn có vẻ nghiêm trọng, phải đi khám bác sĩ và kể rõ việc dùng thuốc để bác sĩ xử trí.
Sau khi dán hoặc gỡ miếng băng dán, nên rửa tay thật kỹ để thuốc không dính vào đồ ăn, thức uống vô tình được đưa vào cơ thể sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Sau khi dùng, không nên bỏ miếng dán bừa bãi mà nên bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín vì lượng thuốc còn thừa có thể gây hại cho trẻ em.

8 món đồ ăn nhanh kỳ cục đến khó tin, nhưng cực ngon

Những món đồ ăn nhanh có một không hai này được các hãng KFC, McDonald, Dunkin' Donuts... thiết kế riêng cho từng nước, nên vô cùng độc đáo.

8 món do an nhanh kỳ cục dén khó tin, nhung cục ngon
Bánh burger đen 'Black Ninja'.  Thương hiệu đồ ăn nhanh Burger King tại Nhật Bản đã giới thiệu một loại bánh burger mới rất thú vị với phần bánh có màu đen vì được bổ sung than tre vào nguyên liệu. Ngoài ra, nhân của loại bánh Burger mới này gồm khoai tây băm nhỏ chiên, một miếng thịt xông khói dài và các nguyên liệu khác.
8 món do an nhanh kỳ cục dén khó tin, nhung cục ngon-Hinh-2
 Bánh pizza hình ngôi sao. Đây là sản phẩm đến từ nhà hàng Nya Gul & Bla ở Pitea, Thụy Điển. Đầu bếp Halmat Givara đã chia lớp đế bánh thành những phần đều nhau, mỗi phần mang một hương vị riêng đến từ bít tết, thịt xông khói, xúc xích tiêu, salad, khoai tây chiên và các loại nước xốt khác đi kèm. Tất cả cùng kết hợp trong một chiếc bánh tạo nên một sự đột phá, đi ngược lại với các món pizza truyền thống. 
8 món do an nhanh kỳ cục dén khó tin, nhung cục ngon-Hinh-3
Bánh sandwich McLobster.  McLobster là loại bánh sandwich nhân thịt tôm hùm Đại Tây Dương với cần tây thái hạt lựu, rau diếp và sauce. Loại bánh này có xuất xứ tại Mỹ từ năm 1995 nhưng nó chỉ thực sự được biết đến từ năm 2005 khi xuất hiện trong thực đơn tại các cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald ở Mỹ và Canada.
8 món do an nhanh kỳ cục dén khó tin, nhung cục ngon-Hinh-4
Bánh vòng thịt lợn rong biển. Loại bánh với thịt lợn chiên và rong biển này chỉ có tại chuỗi bán đồ ăn nhanh Dunkin' Donuts ở Trung Quốc. Đây là món ăn được người dân sở tại rất yêu thích nhưng không phải là lựa chọn hàng đầu của các du khách phương Tây tới Bắc Kinh.  
8 món do an nhanh kỳ cục dén khó tin, nhung cục ngon-Hinh-5
Bánh burger hoa hồng.  Lấy cảm hứng từ loài hoa tình yêu nổi tiếng, chi nhánh KFC tại Trung Quốc đã cho ra đời chiếc bánh burger hoa hồng đầu tiên trên thế giới. Theo như quảng cáo của KFC, ngoài rau diếp, khoai tây và nho như bánh burger bình thường,  họ đã dùng cả cánh hoa hồng tươi để làm vỏ bánh.
8 món do an nhanh kỳ cục dén khó tin, nhung cục ngon-Hinh-6
Bánh pancake cuộn tròn.  Giống như xúc xích, bánh pancake bao gồm nhân thịt được cuộn tròn trong vỏ hỗn hợp trứng và bột mì và sau đó mang đi rán. Loại bánh này được bán tại các nhà hàng Dunkin Donuts ở Mỹ và được khách hàng ưu thích vì rất vừa miệng.
8 món do an nhanh kỳ cục dén khó tin, nhung cục ngon-Hinh-7
“Kem” thịt lợn xông khói.  Đây là sản phẩm độc đáo của cựu chiến binh người Mỹ Larry Fyfe. Thành phần của chiếc bánh  gồm hỗn hợp sô-cô-la hạnh nhân được cuộn trong một miếng thịt lợn muối xông khói và bên ngoài đước phủ bằng nước sốt từ lá phong. Chiếc bánh được bài trí với một chiếc que, trông giống như que kem.
8 món do an nhanh kỳ cục dén khó tin, nhung cục ngon-Hinh-8
Sữa thịt lợn xông khói. Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Five Guys đang thử nghiệm một món ăn mới mang tên sữa thịt lợn xông khói. Thành phần của món ăn này là một cốc sữa được cho thêm những thanh thịt lợn xông khói. Họ dự định cho thêm cà phê và lạc nếu khách hàng thích.  

Coi chừng trẻ bị loạn thần vì miếng dán chống say xe

(Kiến Thức) - Bé gái 6 tuổi la hét cào cấu do bị loạn thần, giãn đồng tử... Đó là kinh nghiệm đáng sợ của một bà mẹ Hà Nội về miếng dán chống say.

Một người mẹ ở Hà Nội có tên tài khoản Facebook N.T.N. ngày 6/4 chia sẻ trên trang cá nhân về tình trạng nguy kịch của con gái sau khi chị dùng miếng dán chống say cho con mà không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Chị N. hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm một kinh nghiệm trong chuyện chăm sóc con cái, đặc biệt là khi dùng thuốc.