Suýt mất mạng vì thuốc cầm nôn

(Kiến Thức) - Khi trẻ ngộ độc, việc xử lý ban đầu rất tốt nhưng nhiều gia đình không biết làm sẽ cực nguy hiểm.

Cháu Lê Quang T. (5 tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng quằn quại, da xanh tái, mạch kém, nguy cơ đe dọa tính mạng... Nguyên nhân là do sau khi ăn, cháu T. bị đau bụng, đi ngoài, nôn nên mẹ đã cho uống thuốc cầm nôn và tiêu chảy.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Lời bàn: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết, trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường có những dấu hiệu rất rõ rệt như nôn, tiêu chảy, mất nước, mất điện giải... Việc xử lý ban đầu, giúp trẻ nôn ra bớt chất độc rất tốt nhưng nhiều gia đình không biết cách làm, thậm chí còn cho con uống thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy. Điều này rất nguy hại, vì chất độc không được thải ra, sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. 
Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, phải khẩn trương gây nôn cho trẻ để tống hết thức ăn ra ngoài. Tiếp đến phải cho trẻ nằm nghỉ, ăn thức ăn loãng, cho trẻ uống nhiều nước và uống từng chút một (có thể sử dụng Oresol theo đúng chỉ dẫn). Nếu trẻ vẫn bị nôn nhiều, tiêu chảy... nhất thiết phải đưa trẻ tới bệnh viện. 

Khám phá trà chai siêu tốt cho sức khỏe

(Kiến Thức) - Masala chai là một thức uống truyền thống vô cùng bổ dưỡng của Ấn Độ được pha trộn hoàn hảo giữa trà và những loại gia vị thơm, thảo mộc. 

Trong tiếng Hindu, “chai” có nghĩa là “trà”, còn masala đích thị là hương vị cay nồng. Trước đây, người ta xem loại trà này như một liều thuốc trị bệnh hơn là món uống giải khát.
Trong tiếng Hindu, “chai” có nghĩa là “trà”, còn masala đích thị là hương vị cay nồng. Trước đây, người ta xem loại trà này như một liều thuốc trị bệnh hơn là món uống giải khát.

Bé 16 tháng tuổi chết: Bác sĩ Sơn bị tù 10 năm?

(Kiến Thức) - Với bé 16 tháng tuổi chết, kết hợp nếu trước đây, bác sĩ Sơn làm chết một người vì lý do vi phạm quy định về khám, chữa bệnh thì mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù.

Vụ cháu bé 16 tháng tuổi chết tức tưởi sau mũi tiêm của bác sĩ Phạm Văn Sơn, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Thường Tín tại phòng khám tư không phép của ông này, đã khiến dư luận vô cùng bức xúc, nhất là trước đó từng có bé tử vong với lý do tương tự. Vậy, trách nhiệm của những người liên quan trong vụ việc này đến đâu, từ bác sĩ trực tiếp tiêm thuốc cho cháu bé, tới những cơ quan, cá nhân liên quan?
Theo Luật sư Hoàng Văn Thạch, Đoàn Luật sư Hà Nội, Văn phòng Luật sư Trí Minh, hành vi sai phạm có thể nhìn thấy ngay của bác sĩ Phạm Văn Sơn là khám chữa bênh khi chưa có giấy phép. Điều này vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều 11 Luật doanh nghiệp, vi phạm Khoản 2 Điều 6 Luật khám chữa bệnh.