Sửng sốt vệ tinh NASA phát hiện hai hành tinh xa xôi

(Kiến Thức) - Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh của NASA được gọi là TESS phát hiện ra hai hành tinh, một hành tinh “siêu Trái đất” và “Trái đất nóng” nằm trong Hệ mặt trời cách xa ít nhất 49 năm ánh sáng.

Cả hai hành tinh lần lượt có tên là Pi Mensae c, một hành tinh “siêu Trái đất” quay quanh Mặt trời với một vòng quỹ đạo cứ sau 6,3 ngày.
Sung sot ve tinh NASA phat hien hai hanh tinh xa xoi
Nguồn ảnh: Phys. 
LHS 3844 b, một hành tinh “Trái Đất nóng” cách 49 năm ánh sáng quay quanh Mặt trời mỗi 11 giờ.
Các nhà khoa học thuộc NASA nhận định, cả hai hành tinh này quá nóng không thể hỗ trợ sự sống.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Vệ tinh TESS được thiết kế nối gót kính viễn vọng không gian Kepler, thiết bị này từng phát hiện 3.700 hành tinh ngoại lai xa xôi.
Ước tính vệ tinh TESS sẽ tìm thấy hơn 20.000 hành tinh ngoại lai trong nhiệm vụ trị giá 337 triệu đô-la kéo dài trong hai năm.

Sửng sốt hình ảnh như "quái thú" lông lá trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Mới đây, cảnh bề mặt sao Hỏa xuất hiện hình ảnh như "quái thú" nhện lông lá được thiết bị của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ghi lại khiến các nhà khoa học xôn xao.

Hình ảnh lạ trông như "quái thú" nhện đầy lông lá này do trạm liên hành tinh đa chức năng Mars Reconnaissance Orbiter chụp tự động.

Những đường rãnh trên sao Hỏa này được các nhà nghiên cứu ví với con nhện đen đang ngự trị trên tấm lưới băng giá của nó.

Tiết lộ nguồn gốc mùi như trứng thối trên mây sao Thiên Vương

(Kiến Thức) - Những đám mây của sao Thiên Vương bao gồm hydrogen sulfide, có mùi giống như trứng thối, nghiên cứu mới của các nhà khoa học khi phân tích ánh sáng hồng ngoại của hành tinh băng khổng lồ này đã chỉ ra.

Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ những đám mây trên sao Thiên Vương có chứa hydrogen sulfide, nhưng đã không thể xác nhận điều này bởi vì phần lớn không khí bị mắc kẹt trong nội địa của hành tinh và khó phát hiện.
Thiên vương tinh cũng được bao bọc bởi một lớp sương mù, khiến cho hành tinh băng khổng lồ màu xanh khó nhìn xuyên qua. Tàu Voyager 2 của NASA bay quanh Thiên vương tinh vào năm 1986, nhưng không thể xác định thành phần của đám mây, khiến các nhà khoa học tranh luận xem liệu chúng có được tạo thành từ hydrogen sulfide hay amoniac hay không.

Khoảnh khắc vi diệu sao Mộc và sao băng lạ xuất hiện

(Kiến Thức) - Khoảnh khắc thiên văn ấn tượng được nhiếp ảnh gia thiên văn tình cờ chụp lại được. Sao Mộc phát sáng rực rỡ rất gần ngôi sao màu xanh Spica, là một trong những lần hiếm hoi sao Mộc xuất hiện cùng những đối tượng thiên văn thú vị khác.

Miguel Claro là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tác giả và nhà truyền thông khoa học hoạt động tại trụ sở tại Lisbon, Bồ Đào Nha, người tạo ra những hình ảnh ngoạn mục của bầu trời đêm.