Sửng sốt một dòng sao đang chảy qua thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Mới đây, các nhà nghiên cứu quốc tế xác định được một dòng sao khổng lồ hàng tỷ năm tuổi, mang cấu trúc như dòng suối bao gồm gần 4.000 ngôi sao chảy qua thiên hà Milky Way.

Cụ thể, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astronomy and Astrophysics, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Vienna đã trình bày chi tiết về việc phát hiện ra dòng sao mới dài khoảng 1.300 năm ánh sáng và rộng 160 năm ánh sáng, chảy qua thiên hà Milky Way.

Sung sot mot dong sao dang chay qua thien ha Milky Way
Nguồn ảnh: Phys. 

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra luồng sao này qua vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.

Nhìn một cách tổng quát, dòng sao này mang cấu trúc như dòng suối, mang  gần 4.000 ngôi sao chảy qua thiên hà Milky Way.

Hiện các chuyên gia đang tiếp tục theo dõi về dòng sao chảy qua thiên hà này để tìm kiếm thêm nhiều thông tin mới, trong đó đặc biệt là khối lượng dòng chảy sao và đo đạc từ trường phát ra từ nó.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ Nguồn video: Cuộc sống thực

Xôn xao quan tài đá xuất hiện trên sao Hỏa?

(Kiến Thức) - Khối vật thể lạ mang diện mạo của một quan tài cổ đại thường tìm thấy trên Trái đất, bất ngờ được phát hiện trên sao Hỏa. Hiện vẫn chưa ai có thể xác định đây là gì.

Vào ngày 17/1/2019, thiết bị vệ tinh Streetcap1 của Youtube có dịp khám sát qua khu vực địa chất Sol 513, sao Hỏa thì bất ngờ phát hiện ra một khối vật thể lạ.
Xon xao quan tai da xuat hien tren sao Hoa?
Nguồn ảnh: ufosightingsdaily. 

Giải mã bầu không khí bí ẩn của Mặt trăng Titan

(Kiến Thức) - Một công trình nghiên cứu quốc tế vừa hoàn thành đã giải quyết một trong những bí ẩn lớn nhất về  khí quyển Mặt trăng Titan, Sao Thổ, mặt trăng duy nhất trong hệ mặt trời của chúng ta có bầu khí quyển dày đặc Nitơ.

"Theo đó, Mặt trăng Titan là một mặt trăng rất thú vị bởi vì nó có bầu khí quyển rất dày, khiến nó trở nên độc nhất giữa các mặt trăng trong hệ mặt trời của chúng ta", Tiến sĩ Kelly Miller, nhà khoa học nghiên cứu thuộc Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vũ trụ của SwRI, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

"Đây cũng là cơ quan duy nhất trong hệ mặt trời, ngoài Trái đất có lượng chất lỏng lớn trên bề mặt. Tuy nhiên, Titan có hydrocarbon lỏng thay vì nước".