Sự tích báo hiếu trong Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng

Xin thầy hoan hỷ cho biết sự khác biệt qua hai hình ảnh hai người con báo hiếu cho mẹ trong Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng khác nhau thế nào?

Trong Kinh Địa Tạng, có nêu ra hai hình ảnh của hai người con báo hiếu cứu mẹ.
Một là, ở phẩm thứ nhất, tiết mục 5, nói về Bà La Môn nữ cứu mẹ.
Hai là, ở phẩm thứ tư, tiết mục 4, nói về Quang Mục cứu mẹ. Nhưng trong câu hỏi của phật tử, phật tử không có nêu rõ là người con nào ở trong Kinh Địa Tạng, Bà La Môn nữ hay là Quang Mục? Vì không nêu rõ, nên ở đây, tôi xin nêu ra hiếu tử Quang Mục, để tạm so sánh sự dị đồng giữa hai người con như phật tử đã hỏi.
Nếu xét trên tinh thần và mục đích báo hiếu giữa hai người con, nhằm hướng đến cứu thoát mẹ mình khỏi tội để được giải thoát, thì ta thấy cả hai đều giống nhau. Tuy nhiên, nếu luận về chi tiết qua thời gian, không gian và hoàn cảnh, nhân vật, phát nguyện, phương pháp hành sự, và người chịu khổ v.v… thì ta thấy có những điểm khác nhau.
1. Xét về thời gian, và hoàn cảnh, ta thấy có sự khác biệt. Thời gian, và hoàn cảnh của nàng Quang Mục trong kinh Địa Tạng nói, so với thời gian, và hoàn cảnh của Tôn giả Mục Kiền Liên, trong Kinh Vu Lan nói, thì khác biệt rất xa. Chuyện của Quang Mục cứu mẹ là việc xảy ra trong vô lượng kiếp về quá khứ, thời của một vị Phật hiệu là Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai. Đó là chuyện xảy ra quá xa xưa và chỉ là một chuyện truyền thuyết, chứ không phải là chuyện xảy ra trong lịch sử. Ngược lại, chuyện của Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ là việc xảy ra trong thời kỳ đức Phật Thích Ca còn tại thế. Đó là câu chuyện có thật trong lịch sử loài người.
 
2. Xét về nhân vật cũng có sự khác biệt. Quang Mục là một nhân vật người nữ không có trong lịch sử hiện thực. Đó chỉ là tiền thân của Bồ tát Địa Tạng. Còn Tôn giả Mục Kiền Liên là một nhân vật lịch sử có thật. Có quá trình xuất gia tu học và đắc quả, được sử liệu ghi chép rõ ràng. Và Ngài đã được nhân loại thừa nhận là một nhân vật lịch sử trong thời đại đức Phật Thích Ca. Và Ngài do công phu tu hành mà có được thần thông đệ nhất. Chính Ngài dùng huệ nhãn thấy rõ sự đọa lạc thọ khổ của mẹ Ngài. Còn nàng Quang Mục phải dâng phẩm vật cúng dường và nhờ đến vị La Hán chỉ bảo mới biết mẹ mình thọ khổ.
3. Xét về phương pháp hành sự cứu mẹ thoát khỏi tội khổ, thì giữa hai người cũng khác nhau. Ngài Mục Kiền Liên thì dâng theo lời dạy của Phật, đích thân Ngài thỉnh Phật và chúng Tăng, sắm sanh phẩm vật thiết lễ cúng dường trai tăng để cầu nguyện cho mẫu thân của Ngài. Ngài tổ chức một buổi đại lễ trai tăng rất trang nghiêm trọng thể vào ngày lễ Tự tứ mãn hạ của chư Tăng.
Ngược lại, nàng Quang Mục thì vâng theo lời dạy của vị La Hán vẽ đắp hình tượng của đức Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai và khóc than chiêm ngưỡng tượng Phật để cầu nguyện.
Sau đó, nàng chiêm bao thấy Phật chỉ bảo cho biết là thân mẫu của nàng sẽ thác sanh vào trong nhà của nàng. Quả nhiên, người tớ gái trong nhà sanh ra một đứa con trai, chưa đầy ba tuổi đã biết nói. Đứa trẻ đó chính là bà mẹ của Quang Mục. Bà mẹ cho biết, năm 13 tuổi sẽ chết và đọa vào địa ngục.
Biết rõ đó là mẹ mình, nên Quang Mục vì cứu mẹ mà phát đại nguyện là sẽ cứu các tội khổ chúng sinh ở trong địa ngục. Như thế, phương pháp và hành sự cũng như bản nguyện cứu mẹ giữa hai người có khác nhau.
4. Nhân vật thọ khổ xét vể nguyên nhân tạo nghiệp ác thì có phần giống nhau. Nhưng cách thọ khổ cũng như sự tái sinh giữa hai người có khác nhau. Bà Thanh đề do lòng tham lam bỏn xẻn gây tạo nghiệp ác mà đọa làm thân ngạ quỷ. Đói khát đau khổ trăm bề. Trong khi đó, bà mẹ của Quang Mục vì tội sát sinh hại vật quá nhiều, ăn các loài cá trạnh, mà phải bị đọa vào địa ngục vô gián.
Sau khi mãn kiếp địa ngục thác sinh vào trong nhà làm con của một người tớ gái. Bà Thanh Đề nhờ thần lực chú nguyện của Phật và Thánh Tăng mà đánh động được lương tâm của bà. Nhờ bà ăn năn cải hối chuyển đổi tâm ý mà được thoát khổ sinh lên cõi trời hưởng phước báo.
Ngài Mục Kiền Liên thì không có phát đại thệ nguyện như Quang Mục. Nhờ sự phát nguyện của Quang Mục, mà đức Phật Thanh Tịnh Liên Hoa cho biết là sau 13 tuổi bà mẹ sẽ chết và tái sinh làm người Phạm Chí sống lâu trăm tuổi. Sau đó, sẽ sinh về cõi nước Vô Ưu sống lâu không thể tính kể. Như vậy, việc hướng đến môi trường tái sinh của hai người cũng khác nhau.
Tóm lại, mục đích báo hiếu giữa hai người con cứu thoát mẹ mình, trên căn bản thì giống nhau. Cả hai đều đạt được mục đích và biểu lộ với tất cả tấm lòng của một người con chí hiếu, dù bản nguyện, cách thức, việc làm và đối tượng cầu nguyện có phần khác nhau.
Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả.

Nghề làm hương tâm linh ở Cao Thôn

Làm hương xạ ở Cao Thôn (Bảo Khê – Hưng Yên) là nghề thủ công truyền thống có từ hơn một thế kỷ.

Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề làm hương vẫn giữ được nét đặc trưng về mùi thơm, nhẹ mà thanh. Mỗi nén hương luôn mang đậm chất tâm linh của người Việt. “Nguyên liệu chủ yếu để làm hương là cây thơm như Tùng, Trắc...được nghiền thành bột. Sau đó trộn lẫn với các 30 loại thảo mộc như: xuyên đại hoàng, xuyên quy, trắc bách diệp, hoàng đàn, tùng bạch chỉ, đinh hương...để tạo thành keo kết tinh thảo mộc” – Ông Đào Đức Cơ (người đã hơn 30 năm làm nghề Hương xạ) chia sẻ.
Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề làm hương vẫn giữ được nét đặc trưng về mùi thơm, nhẹ mà thanh. Mỗi nén hương luôn mang đậm chất tâm linh của người Việt. “Nguyên liệu chủ yếu để làm hương là cây thơm như Tùng, Trắc...được nghiền thành bột. Sau đó trộn lẫn với các 30 loại thảo mộc như: xuyên đại hoàng, xuyên quy, trắc bách diệp, hoàng đàn, tùng bạch chỉ, đinh hương...để tạo thành keo kết tinh thảo mộc” – Ông Đào Đức Cơ (người đã hơn 30 năm làm nghề Hương xạ) chia sẻ.
Tăm để làm que hương trước đây được sản xuất từ nứa nhưng khi áp dụng công nghệ chẻ tăm bằng máy thì chất liệu được thay đổi bằng cây luồng (người dân tộc gọi là cây lồ ô - PV). Tăm được làm tròn, đều. Có đường kính từ 1,1mm đến 3,5mm.
 Tăm để làm que hương trước đây được sản xuất từ nứa nhưng khi áp dụng công nghệ chẻ tăm bằng máy thì chất liệu được thay đổi bằng cây luồng (người dân tộc gọi là cây lồ ô - PV). Tăm được làm tròn, đều. Có đường kính từ 1,1mm đến 3,5mm.

Triều Tiên: Ngôi cổ tự 1700 năm

Quảng Pháp cổ tự, tựa núi Đại Thành, vùng ngoại ô phía đông bắc thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Ngôi cổ tự này thành lập vào cuối thế kỷ thứ tư do thiền sư A Đạo khai sơn năm 392 Tây lịch thời đại Koguryo. Quảng Pháp Cổ Tự hiện được Chính phủ Triều Tiên công nhận là Quốc bảo (kho báu quốc gia số 164), một trong hàng chục ngôi cổ tự quanh núi Đại Thành.
 Ngôi cổ tự này thành lập vào cuối thế kỷ thứ tư do thiền sư A Đạo khai sơn năm 392 Tây lịch thời đại Koguryo. Quảng Pháp Cổ Tự hiện được Chính phủ Triều Tiên công nhận là Quốc bảo (kho báu quốc gia số 164), một trong hàng chục ngôi cổ tự quanh núi Đại Thành.
Năm 1727 Quảng Pháp cổ tự trùng tu toàn bộ và bia ký hiện vẫn trơ đá với phong sương tuế nguyệt. Khi chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, sau thập niên 50 giữa thế kỷ XX, bom đạn của quân đội Mỹ oanh tạc, ngôi chùa sụp đỗ toàn bộ và sau đó phục dựng lại.
Năm 1727 Quảng Pháp cổ tự trùng tu toàn bộ và bia ký hiện vẫn trơ đá với phong sương tuế nguyệt. Khi chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, sau thập niên 50 giữa thế kỷ XX, bom đạn của quân đội Mỹ oanh tạc, ngôi chùa sụp đỗ toàn bộ và sau đó phục dựng lại.