Phật tử tuyệt thực để được dựng tượng Phật

Đây là phong trào tuyệt thực được thực hiện bởi các thành viên của Ủy ban xây dựng tượng Phật Surkhet Kankrebihar diễn ra từ 20/8 - 25/8.

Cộng đồng Phật giáo đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức tôn giáo và Janajati (cộng đồng dân cư bản địa) nên bắt đầu tuyệt thực tại Công viên Ratna, Kathmandu nhằm yêu cầu được phép dựng tượng Phật Thích Ca tại Kakrebihar ở Surkhet.
Đây là phong trào tuyệt thực được thực hiện bởi các thành viên của Ủy ban xây dựng tượng Phật Surkhet Kankrebihar, bắt đầu vào ngày 20/8 và tiếp tục cho đến ngày 25/8.
Tổ chức liên bang các dân tộc bản địa Nepal (Nefin) đang dẫn đầu phong trào này, với sự ủng hộ của một số tổ chức Phật giáo và Janajati. Chủ tịch Nefin, ông Nagendra Kumal, cho biết: “Việc làm này là để đảm bảo rằng cộng đồng Phật giáo được đối xử bình đẳng. Thật đáng buồn khi cộng đồng Phật giáo không đuộc phép dựng tượng Phật ở Công viên Ratna, tại quốc gia nơi Đức Phật đản sinh. Tuy nhiên, chúng tôi chủ trương chương trình phản đối và yêu cầu theo phương thức hòa bình, bất bạo động”. Ông Nagendra Kumal nói thêm: “Chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc biểu tình cứng rắn hơn nếu chính phủ không giải quyết mối quan tâm của chúng tôi”.
Vào đầu tháng Năm vừa qua, các tổ chức Phật giáo và các cộng đồng dân cư bản địa đã cố gắng để xây dựng một pho tượng Phật tại Kakrebihar nhân dịp kỷ niệm ngày đản sinh lần thứ 2.637 của Đức Phật, nhưng đã bị cảnh sát và chính quyền địa phương cản trở.
Điều phối viên của Ủy ban, ông Jikdol Sherpa, cho biết, chính phủ cần phải đảm bảo rằng, những người theo đạo Phật sẽ không bị đối xử bất công trong những ngày sắp tới.
Ủy ban cũng yêu cầu chính quyền địa phương xin lỗi những người Phật tử đã bị cư xử thô bạo bởi những viên cảnh sát và cần thành lập Hiệp hội Phát triển Bảo tồn Thiên nhiên Kakrebihar ngay lập tức.

Chử Đồng Tử và chữ Hiếu

Câu chuyện “Chử Đồng Tử” (渚童子) sau đây là một bằng chứng thấu tình, đạt lý về chữ HIẾU.

Quan niệm về chữ Hiếu qua câu chuyện về chàng trai họ Chử có màu sắc phong phú và giá trị thực tiễn phù hợp với đời sống tâm lý xã hội cộng đồng, dù vẫn giữ cái hạt nhân cốt lõi của quan niệm về chữ Hiếu

Thờ Phật Thích Ca

Việc thờ phụng chư vị Phật hay Bồ-tát nào là tùy vào nhân duyên của mỗi người.

HỎI: Nhà tôi từ trước đến nay thờ Phật A Di Đà và Bồ-tát Quán Thế Âm, hiện những pho tượng này đã cũ. Sau thời gian dài tìm hiểu và tu học theo Phật pháp, tôi nhận ra mình có nhân duyên với Đức Phật Thích Ca. Để tỏ lòng tôn kính và luôn được Ngài soi sáng, nay tôi muốn thỉnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni về thờ. Kính hỏi quý Báo, việc thỉnh tượng Phật Thích Ca thay thế những pho tượng cũ có được không? Và nếu không có vấn đề gì thì nghi lễ an vị Phật thế nào?

Triều Tiên: Ngôi cổ tự 1700 năm

Quảng Pháp cổ tự, tựa núi Đại Thành, vùng ngoại ô phía đông bắc thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Ngôi cổ tự này thành lập vào cuối thế kỷ thứ tư do thiền sư A Đạo khai sơn năm 392 Tây lịch thời đại Koguryo. Quảng Pháp Cổ Tự hiện được Chính phủ Triều Tiên công nhận là Quốc bảo (kho báu quốc gia số 164), một trong hàng chục ngôi cổ tự quanh núi Đại Thành.
 Ngôi cổ tự này thành lập vào cuối thế kỷ thứ tư do thiền sư A Đạo khai sơn năm 392 Tây lịch thời đại Koguryo. Quảng Pháp Cổ Tự hiện được Chính phủ Triều Tiên công nhận là Quốc bảo (kho báu quốc gia số 164), một trong hàng chục ngôi cổ tự quanh núi Đại Thành.
Năm 1727 Quảng Pháp cổ tự trùng tu toàn bộ và bia ký hiện vẫn trơ đá với phong sương tuế nguyệt. Khi chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, sau thập niên 50 giữa thế kỷ XX, bom đạn của quân đội Mỹ oanh tạc, ngôi chùa sụp đỗ toàn bộ và sau đó phục dựng lại.
Năm 1727 Quảng Pháp cổ tự trùng tu toàn bộ và bia ký hiện vẫn trơ đá với phong sương tuế nguyệt. Khi chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, sau thập niên 50 giữa thế kỷ XX, bom đạn của quân đội Mỹ oanh tạc, ngôi chùa sụp đỗ toàn bộ và sau đó phục dựng lại.