Sự thật về cây đa và chú Cuội trên Mặt trăng mà ta vẫn nhìn thấy

Người Việt Nam khi nhìn trăng thì hình dung ra cây đa và chú Cuội. Còn người nước ngoài khi ngắm Trăng lại cho đó là hình khuôn mặt của một người đàn ông.

Sự tích chú Cuội ngồi trên cung Trăng với hình ảnh cây đa cổ thụ và người ngồi dưới gốc cây tạo bởi những vết lồi lõm trên Mặt trăng vẫn thường được mọi người nhắc đến mỗi dịp trăng tròn.
Su that ve cay da va chu Cuoi tren Mat trang ma ta van nhin thay
Chú Cuội ngồi gốc cây đa. 
Dĩ nhiên những điều đó chỉ là 1 ảo ảnh, được định hình bởi những vết lõm của Mặt Trăng (những đồng bằng bằng phẳng hình thành từ dung nham của những đợt phun trào núi lửa cổ đại).
Mặt trăng không tự phát sáng như Mặt trời. Ánh trăng mà chúng ta nhìn thấy chỉ là sự phản xạ của ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt trăng. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một mặt của Mặt trăng mà thôi.
Sở dĩ như vậy là do Mặt trăng vừa quay quanh mình nó, vừa quay quanh Trái đất. Thời gian tự quay một vòng đúng bằng thời gian chuyển động quanh trái đất (27,3 ngày). Bởi vậy Mặt trăng mãi mãi chỉ hướng có một mặt về Trái đất.
Khi Mặt trăng hoàn toàn đối diện với Mặt trời thì một nửa hướng về Trái đất đều nhận được ánh sáng Mặt trời do đó ta thấy trăng tròn (trăng vọng). Lúc đó vì Mặt trăng được chiếu sáng đầy đủ nên ta có thể thấy được các vết lõm trên bề mặt của Mặt trăng.
Quan sát các vết lõm trên bề mặt Mặt trăng người ta tưởng tượng ra hình cây đa và chú Cuội, nhưng thực ra chỉ có những lớp bụi dày màu nâu mà thôi.

Giải mã hiện tượng mặt trăng “thơ thẩn trên trời” vào ban ngày

Chúng ta không thể thấy mặt trăng vào ban ngày. Tuy vậy vẫn có những ngày bạn lại nhìn thấy mặt trăng "hiển thị" trên nền trời cùng lúc với mặt trời.

Như bạn đã biết, vào ban ngày chúng ta không thể thấy được các vì sao. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là vì sự chiếu sáng mạnh mẽ của mặt trời trên bầu trời đã che khuất hào quang mờ nhạt của các vì sao. Những kẻ nghiện khoa học còn đi xa hơn và cho bạn biết rằng thật sự các vì sao biến mất vì bầu khí quyển của trái đất đã góp phần tán xạ ánh mặt trời chiếu tới hành tinh xanh.

Cực chất bộ ảnh Mặt trăng vệ tinh Pan của sao Thổ

(Kiến Thức) - NASA vừa công bố bộ ảnh mới nhất về Mặt trăng vệ tinh Pan của sao Thổ.

Cuc chat bo anh Mat trang ve tinh Pan cua sao Tho
 Mặt trăng vệ tinh Pan được biết đến là một trong những mặt trăng vệ tinh của sao Thổ, có bán kính trung bình 14,1 km, cấu trúc gần giống như Mặt trăng Atlas. Nguồn ảnh: Dailymail.