Sử dụng điều hòa thế nào để tránh bị méo miệng, lệch mặt
(Kiến Thức) - Sử dụng điều hòa đúng cách mới có thể phát huy chức năng làm mát cho con, đồng thời không gây bệnh tật cho trẻ. Đáng tiếc, nhiều cha mẹ hiện nay đang dùng điều hòa sai cách, khiến con mắc bệnh đường hô hấp, méo miệng, liệt mặt...
Nhiều trẻ bị méo miệng, lệch mặt do nằm điều hòa sai cách
Vào mùa hè, các trường hợp trẻ bị liệt mặt thường do các gia đình sử dụng điều hoà khi ngủ quá lạnh.
Mới đây, một bé trai 8 tuổi trú tại huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) với biểu hiện bé bị lệch mặt, méo miệng, mắt phải nhắm không kín, khi ăn vướng đồ ăn trong khoang má phải.
Theo lời kể của mẹ của bệnh nhi, buổi tối trước khi đi ngủ, bé vẫn ăn uống, vui chơi bình thường. Tuy nhiên, sáng ngủ dậy thì đã thấy những biểu hiện khác thường trên.
Tại bệnh viện, qua thăm khám, các bác sỹ chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải, phải nhập viện điều trị.
Bé trai ở Phú Thọ bị lệch mặt, méo miệng sau khi ngủ dậy. Ảnh: BVCC.
Thực tế, việc trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 dẫn đến lệch mặt, méo miệng đã từng xảy ra trước đó. Như trường hợp của bé N.H.V ở Tuyên Quang.
Tháng 10/2018, bé V (khi đó 12 tháng tuổi) được gia đình đưa đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương với những bất thường trên khuôn mặt.
Theo lời kể của gia đình, vào buổi tối hôm trước, gia đình có cho bé nằm điều hòa và dùng quạt cả đêm. Sáng dậy thì thấy con bị méo miệng, mắt nhắm không kín nên vội vã đưa tới bệnh viện.
Tại đây, các bác sĩ cho biết, bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đồng thời chỉ rõ việc bố mẹ cho con nằm điều hòa lạnh cả đêm chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lệch mặt, méo miệng của bé.
Dùng điều hòa đúng cách tránh bị liệt mặt
BS CKII Nguyễn Kim Hùng (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương) cho biết, với thời tiết mùa hè nắng nóng, buổi tối các gia đình nên sử dụng điều hòa khi ngủ.
Tuy nhiên, ban đêm nhiệt độ giảm, thân nhiệt trẻ cũng giảm, nếu nằm trong phòng điều hòa để nhiệt độ thấp quá lâu sẽ gia tăng nguy cơ trẻ dễ bị nhiễm lạnh.
Chưa kể đến việc, nhiều bố mẹ để con nằm ở nơi gió điều hòa hoặc quạt thốc thẳng vào người. Trong khi đó, với những trẻ còn nhỏ, chưa tự ý thức được việc kéo chăn đắp khi bị lạnh, điều này càng khiến trẻ dễ bị lạnh hơn.
Video "Cảnh báo nguy cơ cháy nổ khi dùng điều hòa". Nguồn: VTV.
Do đó, để phòng tránh trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 do bị nhiễm lạnh, BS Hùng khuyến cáo, bố mẹ cần đảm bảo dùng điều hòa đúng cách để cơ thể con không để bị lạnh.
Với những gia đình dùng điều hòa, chú ý không nên để nhiệt độ phòng quá thấp. Nên để từ 26-28 độ C và lưu ý nhiệt độ trong phòng không được chênh quá lớn so với nhiệt độ bên ngoài.
Khi bật điều hoà ban đêm, nên hẹn giờ điều hòa hoặc tắt khi nhiệt độ phòng đã mát.
Với những gia đình dùng điều hòa, chú ý không nên để nhiệt độ phòng quá thấp.
Nên tránh hướng điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và dễ mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng, thậm chí bị liệt dây thần kinh.
Luôn đắp một chiếc chăn mỏng trên bụng trẻ để giữ ấm lỗ chân lông, tránh bị cảm lạnh, đau bụng...
Bố mẹ nên tạo độ ẩm nhất định trong phòng có điều hòa bằng cách dùng quạt hơi nước hoặc đặt một chậu nước trong phòng, như vậy sẽ giúp cho da và cổ họng của bé không bị khô.
Không nên cho trẻ bước vào ngay phòng điều hòa khi đi nắng hoặc vận động mạnh về. Trước khi ra khỏi phòng cần cho trẻ đứng ở cửa mở rộng vài phút để kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.
Gia đình nên đặt điều hòa ở nơi càng cao càng tốt, hãy điều khiển chế độ quạt đảo chiều để không làm hướng gió thổi thẳng một chỗ.
Sử dụng điều hòa theo cách này bạn đang “giết” gia đình
(Kiến Thức) - Trời nắng nóng, điều hòa là thiết bị không thể thiếu trong mọi gia đình, tuy nhiên nếu bạn dùng điều hòa sai cách sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Sai lầm khi dùng điều hòa lớn nhất phải kể đến là không vệ sinh điều hòa thường xuyên. Điều hòa không được bảo trì, vệ sinh thường xuyên theo định kỳ không chỉ bị bẩn dẫn đến công suất làm mát giảm, tốn điện mà còn là môi trường lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc phát triển. (Ảnh: topblogin)
Nắng nóng 40 độ C, tuyệt đối không làm những việc này
(Kiến Thức) - Nắng nóng khiến chúng ta thường tìm mọi cách để hạ nhiệt ngay như uống nước đá, tắm, sử dụng điều hòa... Những việc làm tưởng chừng đơn giản này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Tập thể dục ngoài trời
Tập thể dục rất quan trọng vì nó giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi ánh mặt trời đang thiêu đốt mọi thứ, tập thể dục ngoài trời sẽ phản tác dụng.
Mọi người cần thay đổi thời gian, không gian tập thể dục. Tập buổi sáng từ 5h30 - 6h30, buổi chiều từ 18h - 19h, hoặc chuyển sang đi bộ vào 20h ở những địa điểm rộng rãi, có cây xanh.
Ra ngoài khi nắng nóng cực điểm
Nắng nóng cực điểm là lúc 11h trưa đến khoảng 15h nên việc đi ra ngoài lúc này sẽ dễ khiến cho cơ thể dễ mất nước. Việc đi ra ngoài thường xuyên vào thời điểm này có thể dẫn đến tình trạng say nắng.
Uống nước đá khi khát
Sau khi đi ngoài trời nắng, bạn có cảm giác thèm một cốc nước mát lạnh, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga để giảm cơn khát.
Tuy nhiên, trong nước lạnh, các phân tử đang tích hợp nên rất khó thấm vào tế bào. Do đó sau khi uống, cơn khát vẫn không được giải quyết. Những người bị cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát, uống nước lạnh còn có thể khiến cho cơ thể không thể tản nhiệt, làm tăng nguy cơ sốt.
Dùng điều hòa quá lạnh
Sai lầm lớn của nhiều người là dùng điều hòa với nhiệt độ thấp nhất ngay sau khi tiếp xúc với nhiệt độ nắng nóng ngoài trời.
Tắm ngay khi vừa đi nắng
Khi vừa đi nắng về là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cao, nếu tắm ngay lúc nóng sẽ làm thân nhiệt thay đổi đột ngột, rất nguy hiểm, có thể gây đột quỵ. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn cần nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, khô mồ hôi trước khi tắm.
Đối với trẻ nhỏ, mùa hè cũng là thời điểm cha mẹ thường xuyên cho con đi biển, bơi. Trẻ thường thích nước nên cha mẹ cho tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước thời gian lâu cũng rất dễ bị cảm lạnh.
Thổi thẳng quạt vào người
Để tránh nóng, nhiều người có thói quen bật quạt xối thẳng vào người và không đổi hướng trong một thời gian dài, khi đi ngoài nắng về và khi đi ngủ.
Cách làm này khiến bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng, ảnh hưởng tuần hoàn máu, dễ khiến khi ngủ dậy thấy cảm giác nặng đầu, váng vất, cơ thể bứt rứt khó chịu, thậm chí có thể bị trúng gió, đau vai gáy, cứng hoặc ngoẹo cổ... Nặng hơn là bị trúng gió, hội chứng vai gáy, cần phải có bác sĩ điều trị.
Ăn kem hoặc đồ lạnh
Nhiều người thường ăn kem ngay sau khi đi nắng về để giải nhiệt, nhưng đây là một trong những điều cấm kỵ khi trời nóng. Tuy nhiên, ăn kem vào lúc này sẽ khiến cơ thể bị lạnh đột ngột, gây ra viêm họng cảm lạnh. Đặc biệt, sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên rất dễ bị bệnh. Do đó, bạn nên ngồi nghỉ một lúc để cơ thể bớt nóng rồi mới ăn kem.