Sốt xuất huyết ở Hà Nội diễn biến phức tạp

Hiện tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm. So với cùng kỳ năm 2016 số ca mắc bệnh đã tăng 2,6 lần.

Số ca mắc tăng bất thường
Hà Nội không vào danh sách điểm nóng của sốt xuất huyết nhưng tính đến ngày 4.6 trên địa bàn toàn thành phố đã ghi nhận 1.281 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết với trên 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh, 126 bệnh nhân đang điều trị, 1 trường hợp đã tử vong tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa. Theo dự báo, đỉnh dịch thường xuất hiện vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Chu kỳ dịch sốt xuất huyết thường 5 năm lặp lại một lần nhưng hiện nay chu kỳ này đang có thay đổi. So với cùng kỳ năm 2016, số ca mắc sốt xuất huyết trong năm 2017 đã tăng 2,6 lần dù chưa phải đỉnh dịch.
Sot xuat huyet o Ha Noi dien bien phuc tap
Ảnh minh họa. 
Chỉ số côn trùng có tăng cao bắt đầu từ tháng 3, có nhiều điểm vượt ngưỡng nguy cơ như An Khánh, Phú Lương, La Phù, Dương Nội, Hoàng Liệt, Trương Định, Láng Thượng... và tăng cao nhất tháng 5 vừa qua.
Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các xã, phường dùng loa nhỏ đi vào từng ngõ, xóm tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết. Nêu cao vai trò của người đứng đầu địa phương và sự tham gia của người dân trong phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Tính đến ngày 4.6, các đơn vị đã điều tra, giám sát côn trùng tại 1.925 điểm ổ dịch cũ, ổ dịch mới, nơi có bệnh nhân nghi sốt xuất huyết, có điều kiện vệ sinh môi trường kém. Kết quả, 25,7% điểm có chỉ số vec-tơ cao tập trung chủ yếu tại các quận Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông, Hoài Đức, Hai Bà Trưng, Thanh Trì... Các dụng cụ chứa nước có bọ gậy bao gồm 13 loại dụng cụ, chủ yếu là các bể hở, xô, thùng nước, chậu cảnh và phế liệu.
Ngay tại các khu vực được coi là “nóng” của sốt xuất huyết người dân vẫn thờ ơ. Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng thừa nhận, có tình trạng chính quyền và người dân vẫn còn chủ quan, thờ ơ với công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Chẳng hạn tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, nơi từng bùng phát ổ dịch sốt xuất huyết lớn hồi cuối năm ngoái với gần 100 người mắc nhưng hiện tại, một số người dân vẫn không tự giác diệt loăng quăng, diệt muỗi để phòng bệnh dù đã được chính quyền vận động.
“Trên nóng, dưới lạnh”
TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội khẳng định: ngay từ đầu năm các đơn vị đã chủ động thực hiện công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết như tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, chủ động phun hóa chất diệt muỗi, bọ gậy. Ngoài ra, Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị chủ động công tác giám sát, phát hiện sớm, xét nghiệm chẩn đoán nhanh, xử lý ổ dịch ngay từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên. Hệ thống điều trị bảo đảm thu đúng và điều trị bệnh nhân kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng và tử vong; đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư, máy phun, hóa chất cho công tác chống dịch cũng như điều trị ở tất cả các tuyến.
“Tuy nhiên, tình hình dịch sốt xuất huyết hiện nay diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu giảm. Việc triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn gặp không ít khó khăn, rào cản. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do thời tiết mưa, nắng thất thường là điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển, còn có nhiều yếu tố chủ quan. Đó là chính quyền địa phương nhiều nơi còn lơ là, chưa coi trọng công tác phòng, chống dịch; ý thức người dân chưa cao, thậm chí chủ quan. Cụ thể, khi cán bộ y tế thực hiện phun hóa chất diệt muỗi, một số nhà dân không hợp tác mở cửa cho phun, hay có những hành động, lời nói cản trở cán bộ y tế thực hiện công tác phòng chống dịch. Tại nhiều nhà dân, tình trạng chung là lọ hoa, bể cá, chai lọ chứa nước lâu ngày, vứt chỏng chơ không được dọn, tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển”, TS Cảm lo lắng.
Thậm chí, nhiều người dân còn phản ứng, cho rằng đó là trách nhiệm của ngành y tế, của chính quyền địa phương chứ không phải của dân. Nhiều nơi vẫn còn tình trạng người dân không hợp tác khi cán bộ đi phun hóa chất diệt muỗi diện rộng phòng sốt xuất huyết…

Báo động đỏ dịch sốt xuất huyết ở Tây Nguyên

(Kiến Thức) - Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết ở Tây Nguyên đang ở mức báo động khi số ca mắc liên tiếp tăng.

Theo báo cáo, 7 tháng đầu năm 2016, các tỉnh Tây Nguyên ghi nhận hơn 7.400 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 4 bệnh nhân tử vong. Dịch đã xảy ra ở 393/563 xã, phường, thị trấn và tại 48/50 huyện của 4 tỉnh Tây Nguyên gồm Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.
Trong đó, tỉnh có số ca mắc bệnh cao nhất là Gia Lai, Đắc Lắc, Kom Tum, Đắc Nông ... Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết ở Tây Nguyên được đánh giá là sẽ còn tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Thú vị: mùa sinh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuổi thọ

(Kiến Thức) - Có thể bạn sẽ cảm thấy vô cùng bất ngờ và thú vị khi biết mùa sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của mình.

Tuổi thọ của con người ảnh hưởng bởi hai yếu tố lớn nhất: di truyền và môi trường sống. Trong đó môi trường sống bao gồm cả môi trường sống khi thai nhi vẫn còn nằm trong bụng mẹ, môi trường tự nhiên như nước, ánh sáng mặt trời, không khí, thức ăn, môi trường văn hóa, giáo dục, gia đình, vệ sinh, khu vực sống.... Tuy nhiên theo những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một điều rất thú vị ít người biết: mùa sinh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuổi thọ.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, mọi người không nên "tuyệt đối hóa" mùa sinh quyết định hoàn toàn đến sức khỏe và tuổi thọ của con người bởi đây không phải là yếu tố duy nhất. Tuy nhiên nó cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến vấn đề này.
Điều này có thể được lý giải do mùa trong năm sẽ quyết định thời gian chiếu sáng của mặt trời, khí hậu, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường bên ngoài trong quá trình phát triển của bào thai, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, khả năng bài tiết của người mẹ khi mang thai. Từ đó, nó có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Một cuộc khảo sát được tiến hành đối với 700 nghìn người già 100 tuổi cho thấy, ngoài những yếu tố như: cách sống, tính cách, cách dưỡng sinh thì tháng sinh cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến tuổi thọ của con người.
Thu vi: mua sinh anh huong lon den suc khoe, tuoi tho
Ảnh minh họa: hoidinhduong.vn. 

Vậy tháng sinh có thật sự ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của con người?

Theo phân tích, những người sinh vào các mùa khác nhau sẽ có tình trạng sức khỏe, bệnh lý khác nhau.

Những người sinh vào mùa xuân thường dễ mắc những bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa. Theo kết quả nghiên cứu của cục thống kê quốc gia Anh phân tích trên tổng số dân số năm 2011, những người sinh vào tháng 4 thường có chỉ số IQ tương đối thấp, và những người này cũng thuộc nhóm sức khỏe tương đối kém.

Những người sinh vào mùa xuân do thời kỳ mang thai trải qua mùa đông lạnh thiếu ánh nắng mặt trời nên khả năng hấp thụ vitamin D của mẹ sẽ kém hơn chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Mặt khác, thời điểm mùa xuân là thời điểm vi khuẩn trong thực phẩm ngày càng sinh sôi nảy nở. Đối với những đứa trẻ sinh vào thời điểm mùa xuân thường ăn một số những thực phẩm theo mùa và dễ bị vi khuẩn tấn công vào đường tiêu hóa. Chính vì thế, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến những người sinh vào mùa xuân thường gặp những chứng bệnh về đường tiêu hóa.

Những người sinh vào mùa hè thường là những người có tính cách vui vẻ, cởi mở. Những nhà nghiên cứu cho rằng khi mang thai, thai nhi ngoài dinh dưỡng và gen di truyền từ cha mẹ thì nhiệt độ, ánh nắng thời tiết đều là những nhân tố có ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu thị lực trên 270 nghìn đứa trẻ sinh vào mùa hè thường có thị lực tương đối kém. Điều này có thể do ảnh hưởng của ánh sáng quá mạnh khi bé sinh ra vào mùa hè.

Thu vi: mua sinh anh huong lon den suc khoe, tuoi tho-Hinh-2
Những người sinh vào mùa xuân thường dễ mắc những bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa. Ảnh: tuku.cn. 

Một đứa trẻ vừa ra đời, việc tiếp xúc đầu tiên với môi trường sống ngoài bụng mẹ sẽ ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ. Vì thế những người sinh ra vào mùa thu sẽ là người có tuổi thọ tốt nhất và thường ít bệnh tật khi về già.

Những người sinh vào mùa đông thường mất ngủ mãn tính. Người sinh vào mùa đông tính thường bi quan, hay ca thán hơn. Do mùa đông không khí lạnh, đêm đường dài hơn ngày nên ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Những người sinh vào mùa đông thường dễ mắc các bệnh mãn tính về thần kinh những người sinh mùa đông thường mắc chứng thần kinh phân liệt.