Sốt sau khi tiêm, vaccine Covid-19 mới có hiệu quả?

Trong các nghiên cứu phê duyệt để cấp phép cho vaccine, việc tiêm chủng có tác dụng ngay cả khi bạn không có phản ứng nghiêm trọng.

Nhiều người cho rằng phải bị sốt sau khi tiêm vaccine Covid-19 thì mới có hiệu quả bảo vệ. Thực tế, sốt là một dấu hiệu tốt, hệ thống miễn dịch đang hoạt động. Tuy nhiên, khi không nhận thấy bất cứ tác dụng phụ nào, liệu việc tiêm phòng của bạn có hiệu quả không?

Chúng ta không thể nhìn vào các phản ứng ban đầu của cơ thể để nhận xét về hiệu quả vaccine. Những phản ứng phòng vệ đầu tiên của cơ thể là khá bình thường, nhưng không liên quan gì việc hình thành lớp bảo vệ lâu dài.

Bạn bị sốt sau khi tiêm phòng là do phản ứng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Nó tác động trực tiếp vào vaccine và không phải lúc nào cũng mạnh như nhau. Mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau với việc tiêm chủng. Sốt, nhức đầu hoặc mệt mỏi là những tác dụng phụ điển hình sau khi tiêm vaccine Covid-19.

Sot sau khi tiem, vaccine Covid-19 moi co hieu qua?

Tiêm vaccine Covid-19 cho người dân ở Hà Nội. Ảnh: Thạch Thảo.

Việc hình thành các kháng thể và tế bào chuyên biệt rất quan trọng để bảo vệ lâu dài khi tiêm chủng. Hệ thống miễn dịch thu được chịu trách nhiệm cho điều này. Công việc của hệ thống miễn dịch thu được này mất nhiều thời gian hơn, nhưng bạn không cảm nhận được.

Thực tế, trong các nghiên cứu phê duyệt để cấp phép cho vaccine, việc tiêm chủng có tác dụng ngay cả khi bạn không có phản ứng nghiêm trọng. Nhiều người không gặp tác dụng phụ nào sau khi tiêm nhưng họ vẫn có kháng thể và được bảo vệ.

Mục đích của việc chủng ngừa Covid-19 là cơ thể tạo ra các kháng thể thích hợp cho virus. Quá trình này độc lập với những phản ứng mà bạn cảm thấy.

Nếu bạn vẫn thắc mắc vì sao những phản ứng giữa mọi người khác nhau nhiều đến vậy, sự thật là khoa học vẫn chưa thể giải thích được hết.

Những yếu tố khiến bạn ít nhiều có khả năng gặp phản ứng không mong muốn với việc tiêm vaccine Covid-19 có thể là giới tính hoặc tuổi tác. Ở phụ nữ thường có phản ứng sốt mạnh hơn nam giới. Những người trẻ tuổi có nhiều khả năng gặp tác dụng phụ hơn người lớn tuổi.

Bên cạnh đó, các yếu tố như tình trạng thể chất chung, béo phì hay stress cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Thậm chí, việc tin rằng chắc chắn sẽ gặp phải phản ứng phụ nặng cũng có thể có tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của bạn sau khi tiêm chủng.

Bài viết do TS.DS Tạ Thanh Sơn (từng học tại Đại học Philipps Marburg; tốt nghiệp tiến sĩ tại Viện công nghệ dược sinh học, Đại học Marburg, CHLB Đức), cung cấp thông tin.

Chuyên gia hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sau vụ cháy Rạng đông

Ngày 11/9/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm y tế Quận Thanh Xuân tổ chức truyền thông hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho người dân phường Thanh Xuân Trung sau vụ cháy tại Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông.
 

Tại buổi truyền thông, bác sỹ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội cùng chuyên gia của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã thông tin đến người dân những người có nguy cơ về sức khỏe sau vụ cháy và cần được khám và tư vấn về sức khỏe.
Chuyen gia huong dan cach cham soc suc khoe sau vu chay Rang dong
 Cán bộ y tế đang tiến hành khám sức khỏe cho người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng của vụ cháy nhà máy Rạng Đông.

Tác dụng sức khỏe kỳ diệu của loại đồ uống giới trẻ mê mẩn

Loại đồ uống màu xanh lá cây ngon lành có thể là chiếc chìa khóa vàng giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu, một vấn đề sức khỏe tâm thần khá phổ biến và phức tạp.

Các nhà khoa học từ Đại học Kumamoto (Nhật Bản) đã chứng minh bột trà matcha danh tiếng của đất nước họ không chỉ tạo nên các loại đồ uống ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Thí nghiệm trên chuột cho thấy nó tác động trực tiếp lên 2 hóa chất thần kinh quan trọng và là một chất chống lo âu mạnh mẽ.

Tac dung suc khoe ky dieu cua loai do uong gioi tre me man

Matcha là nguyên liệu tạo nên nhiều loại đồ uống được ưa chuộng thời gian qua - ảnh minh họa từ internet

Phụ nữ có chu kỳ kinh 22 ngày và 35 ngày hoàn toàn khác biệt

Chu kỳ kinh chính là thước đo sức khỏe của phụ nữ. Nó còn phản ánh sức khỏe sinh sản của mỗi người.

Mỗi người phụ nữ lại có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau, ngay trong nhà mình đây, mẹ mình thì tầm 29 ngày đã có, chị gái thì tầm 32 ngày còn bản thân mình thì tới tận 35 ngày mọi người ạ.

Mình cũng hay thắc mắc rằng chu kỳ dài ngắn khác nhau thế thì có ảnh hưởng gì tới các cơ quan sinh sản, khả năng mang thai hay không nên cũng có tìm hiểu thử.