"Soi" tiểu hành tinh lạ lấp ló sau thiên hà lấp lánh

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam châu Âu (VLT) ở Chile đã chụp được bức ảnh thiên văn kết hợp thú vị, có thể thấy phần trung tâm rực sáng của thiên hà, với một tiểu hành tinh lấp ló phía sau.

Vào ngày 12/9/2018, Kính viễn vọng Very Large bất ngờ quan sát thiên hà xoắn ốc NGC 3981, nằm cách Trái đất khoảng 65 triệu năm ánh sáng.

Cánh tay xoắn ốc thiên hà này chứa dày đặc sao, đặc biệt là các ngôi sao trẻ, nóng.

Nguồn ảnh: phys.
Nguồn ảnh: phys. 

Do góc chụp đặc thù nên bạn cũng có thể thấy phần trung tâm rực sáng của thiên hà này. Ở trong, nó có một lỗ đen siêu lớn đang hoạt động.

Tuy nhiên, bất ngờ thay, công cụ chụp ảnh hồng ngoại tích hợp trên kính thiên văn tên là FORS2 cũng đã phát hiện và chụp lại một tiểu hành tinh đang lấp ló mé ngoài, gần phía trên cùng, bên phải bức ảnh.

Mời quý vị xem video: Thiên hà IC 1101 "khủng" nhất vũ trụ

Ngay tại thời điểm chụp được, tiểu hành tinh kỳ lạ này tỏa ra hào quang ánh alpha hydro bước sóng xanh hình cầu, tiểu hành tinh bí ẩn được công cụ chụp ở khoảng thời gian 1.080 giây.

Kinh ngạc hình ảnh mới về tiểu hành tinh trông như bánh bao

(Kiến Thức) - Bức ảnh mới về tiểu hành tinh Ryugu tiếp cận Trái đất ở khoảng cách gần nhất, được tàu vũ trụ Hayabusa2 của Nhật Bản chụp lại. Tiểu hành tinh trông như bánh bao ngọt của Nhật Bản.

"Hayabusa2 đã chụp được hình ảnh tiểu hành tinh Ryugu ở khoảng cách 920 km [570 dặm].  Tiểu hành tinh trông như bánh bao ngọt của Nhật Bản”, thành viên của nhóm Hayabusa2 chia sẻ.

Hành tinh hình giống đầu lâu sắp bay đến Trái Đất

Tiểu hành tinh giống đầu lâu có tên là 2015 TB-145 bay tới Trái Đất. Nó sẽ tiếp cận hành tinh trên khoảng cách tối thiếu vào năm 2018, cổng thông tin ScienceDaily đưa tin.

Mời quý độc giả xem video: 10 sự thật về Trái đất ít ai ngờ tới

Tránh thảm họa từ các tiểu hành tinh nhờ AI

Các nhà khoa học đang huấn luyện máy tính để giúp nhân loại ngăn chặn các tiểu hành tinh đâm vào trái đất.

Nhiều chuyên gia quốc phòng từng đề xuất ba phương án chính để đẩy lùi thảm hoạ từ sát thủ “tiềm tàng” này: sử dụng vũ khí hạt nhân, cho một vật thể khác lao vào tiểu hành tinh, hay nhờ lực hấp dẫn của một con tàu vũ trụ hút nó đi lệch hướng. Tuy nhiên, không phải tất cả các tiểu hành tinh đều có kích thước giống nhau, vì vậy một phương pháp chỉ có thể cho thấy hiệu quả tuỳ thuộc vào kích cỡ, vận tốc và khoảng cách tới trất đất của tiểu hành tinh.
Mô phỏng thảm họa do tiểu hành tinh/thiên thạch gây ra đối với trái đất. Ảnh: Donald Davis/NASA
 Mô phỏng thảm họa do tiểu hành tinh/thiên thạch gây ra đối với trái đất. Ảnh: Donald Davis/NASA