"Soi" phi thuyền siêu tối mật tự phá kỷ lục thời gian trong vũ trụ

Chiếc phi thuyền không gian siêu tối mật của Không quân Mỹ có tên mã X-37B do Boeing chế tạo đã phá vỡ kỷ lục của chính nó về thời gian ở trong vũ trụ với 719 ngày và vẫn còn tiếp diễn.

Theo Space, sứ mệnh mới nhất của nó đã kéo dài được 719 ngày tính đến hôm nay, dài hơn một ngày so với nhiệm vụ cuối cùng của nó (đã kết thúc vào năm 2017).
Hình minh họa của X-37B trên quỹ đạo.
Hình minh họa của X-37B trên quỹ đạo. 
Tuy đây không phải là kỷ lục thời gian ở trong vũ trụ bởi các vệ tinh thông tin địa lý thường có tuổi thọ từ 5 năm trở lên, thế nhưng đây vẫn là một cột mốc ấn tượng cho phương tiện bí mật này cũng như những thử nghiệm và phát triển công nghệ của Mỹ liên quan đến nhiệm vụ khám phá không gian.
Phi thuyền không gian siêu tối mật X-37B bắt đầu sứ mệnh hiện tại vào tháng 9-2017, khi nó được phóng lên vũ trụ bởi tên lửa đẩy SpaceX Falcon 9. Tuy các chi tiết cụ thể về sứ mệnh của X-37B đã được định sẵn, nhưng rõ ràng ngoài việc tăng thời gian ở trong không gian (các sứ mệnh kế tiếp đã kéo dài hơn trước) thì còn là các thí nghiệm vận hành để có thể quay trở lại kiểm tra trên Trái Đất.
 
X-37B có chiều dài 8,8m và cao khoảng 3m, đã thực hiện sứ mệnh đầu tiên vào năm 2010. Với sải cánh gần 5m, X-37B có thể được phóng thẳng đứng vào vũ trụ khi được gắn với một tên lửa, song nó có thể hạ cánh theo kiểu truyền thống trên đường băng.
Tương tự các sứ mệnh trước đó, lần này X-37B lại tự phá kỷ lục của chính nó về thời gian ở trong quỹ đạo. Ban đầu, nó được coi là cuộc thử nghiệm của NASA về phát triển các tàu vũ trụ rẻ tiền có thể tái sử dụng song hiện giờ nó là một dự án quân sự tối mật.
Danh sách các công nghệ được thử nghiệm trên phi thuyền X-37B bao gồm công nghệ dẫn đường, điều hướng, giám sát, chịu nhiệt, độ bền, hệ thống bay,… hay mọi thứ liên quan đến các chuyến bay vào vũ trụ.
Phi thuyền không gian siêu tối mật X-37B do Boeing chế tạo.
Phi thuyền không gian siêu tối mật X-37B do Boeing chế tạo. 
Mặc dù không có phi hành đoàn nào trên X-37B, nhưng nó có thể tự động quay trở lại qua bầu khí quyển Trái Đất và hạ cánh theo chiều ngang trên đường băng, giống như tàu con thoi của NASA từng thực hiện.
NASA bắt đầu chương trình X-37 vào năm 1999, sau đó nó đã được chuyển cho DARPA và Không quân Hoa Kỳ vào năm 2004. X-37B đã hoàn thành 4 sứ mệnh với tổng cộng 2.085 ngày trên vũ trụ.

Phát hiện kỳ thú trong khu vực hình thành sao S235

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học sử dụng Đài quan sát vô tuyến Nobeyama (NRO) điều tra một khu vực hình thành sao khổng lồ được gọi là S235, phát hiện khí mật độ cao ở khu vực, có thể hữu ích trong việc nâng cao kiến thức về các cơ chế hình thành sao. 

Người ta cho rằng sự hình thành sao được điều khiển bởi hai nhóm cơ chế: sụp đổ tự phát và sụp đổ được kích hoạt. Để kiểm tra cơ chế nào trong số các cơ chế này chiếm ưu thế và liệu các quá trình này có thể xảy ra cùng nhau trong cùng một khu vực hình thành sao hay không, các nhà thiên văn học sử dụng một kỹ thuật gọi là quan sát ánh xạ amoniac.

Nhìn chung, phân tử amoniac đã được sử dụng để thăm dò các điều kiện vật lý không gian trong các giai đoạn hình thành ngôi sao khác nhau, bao gồm lõi trước sao, lõi hình thành sao hoạt động, cấu trúc sợi và khảo sát sự hình thành sao quy mô lớn.

Gấu khổng lồ có vị giác sang chảnh, lãnh chiêu trị cao tay...

(Kiến Thức) -  Ibrahim Sedef đặt trên bàn 4 loại mật ong để những con gấu khổng lồ bị thu hút và đi tới. Đúng nhưng dự đoán, khẩu vị của gấu khổng lồ thực sự rất sang chảnh, nó chọn loại mật ong đắt nổi tiếng. 

Gau khong lo co vi giac sang chanh, lanh chieu tri cao tay...
 Gấu là loài động vật cực kỳ yêu thích mật ong, chúng có thể đi rất lâu để tìm mật ong và sẵn sàng đột nhập những trang trại ong mật để lấy trộm mật. Tuy nhiên, vì sức phá hoại quá lớn, nhiều người nuôi ong vô cùng khó chịu, không chào đón gấu khổng lồ. Anh Ibrahim Sedef, một người nuôi ong sống ở Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng là người như vậy.