Sóc đất Nam Phi giễu cợt, khiêu khích rắn hổ mang

(Kiến Thức) - Loài sóc đất được cho là có khả năng miễn nhiễm với nọc rắn, chẳng hề e ngại mà dùng đuôi bông xù của mình chọc ghẹo rắn hổ mang.

Sóc đất Nam Phi, hay còn có tên khoa học là Xerus inauris, là một loài động vật có vú không chỉ có thân hình nhanh nhẹn, linh hoạt mà còn có tính cách nghịch ngợm. 
Xem clip: Sóc đất giễu cợt rắn hổ mang

Chiếc đuôi có thể xòe, cụp lại của sóc đất không chỉ có chức năng giúp chúng che nắng, thăng bằng khi trèo cây mà chúng còn sử dụng đuôi của mình để khiêu khích và thậm chí giễu cợt loài động vật nguy hiểm bậc nhất như rắn hổ mang. 
Sóc đất cả gan giễu cợt rắn hổ mang.
 Sóc đất cả gan giễu cợt rắn hổ mang. 

Thực hư chuyện ngày 22/12, Trái đất sẽ chìm trong bóng tối

(Kiến Thức) - Liệu lời đồn thổi Trái đất sẽ chìm trong bóng tối từ ngày 16-22/12/2014 khiến dư luận hoang mang có thành sự thực?

Các chuyên gia về vũ trụ đã đưa ra những lời giải đáp khoa học chắc chắn nhất, phủ nhận lời đồn thổi Trái đất sẽ chìm trong bóng tối từ ngày 16 đến ngày 22/12/2014 đang khiến dư luận hoang mang.
Các chuyên gia về vũ trụ đã đưa ra những lời giải đáp khoa học chắc chắn nhất, phủ nhận lời đồn thổi Trái đất sẽ chìm trong bóng tối từ ngày 16 đến ngày 22/12/2014 đang khiến dư luận hoang mang. 

Theo trang EarthSky, trang thông tin uy tín của Mỹ chuyên về vũ trụ, thông tin thất thiệt bắt nguồn từ một bài báo đăng trên trang web tin tức châm biếm Hutzlers.com, có đoạn “Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định Trái đất sẽ trải qua 6 ngày gần như hoàn toàn chìm trong bóng tối (từ 16-22/12) do cơn bão mặt trời”.
Theo trang EarthSky, trang thông tin uy tín của Mỹ chuyên về vũ trụ, thông tin thất thiệt bắt nguồn từ một bài báo đăng trên trang web tin tức châm biếm Hutzlers.com, có đoạn “Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định Trái đất sẽ trải qua 6 ngày gần như hoàn toàn chìm trong bóng tối (từ 16-22/12) do cơn bão mặt trời”. 

Tuy nhiên, nguồn tin kể trên hoàn toàn phi thực tế. Thực tế, các nhà khoa học không gian hiện chưa thể dự đoán chính xác thời điểm một cơn bão mặt trời sẽ xảy ra, thậm chí ngay trước khoảng 1 giờ cơn bão mặt trời xảy ra thì dự đoán cũng chỉ ở xác suất là có thể.
Tuy nhiên, nguồn tin kể trên hoàn toàn phi thực tế. Thực tế, các nhà khoa học không gian hiện chưa thể dự đoán chính xác thời điểm một cơn bão mặt trời sẽ xảy ra, thậm chí ngay trước khoảng 1 giờ cơn bão mặt trời xảy ra thì dự đoán cũng chỉ ở xác suất là có thể.  

Ngoài ra, trong lịch sử chưa có một cơn bão mặt trời nào lại có thể biến Trái đất trở thành một nơi tồi tệ.
Ngoài ra, trong lịch sử chưa có một cơn bão mặt trời nào lại có thể biến Trái đất trở thành một nơi tồi tệ. 

Để chứng minh, trang thông tin EarthSky dẫn ngay thông tin việc trang web của Đài Quan sát Trái đất NASA lên tiếng phủ nhận tin đồn thất thiệt, cho biết: “Trái ngược với những gì bạn đọc hoặc nghe được, NASA không hề đưa ra bất cứ một phát ngôn nào liên quan đến việc 3 hay 6 ngày đen tối trong tháng 12 do bão mặt trời. Tất cả những tin đồn là hoàn toàn sai. Vì vậy, các bạn hãy yên tâm tận hưởng 63 ngày còn lại của năm 2014, với đủ cả chu kỳ ngày - đêm thông thường”.
Để chứng minh, trang thông tin EarthSky dẫn ngay thông tin việc trang web của Đài Quan sát Trái đất NASA lên tiếng phủ nhận tin đồn thất thiệt, cho biết: “Trái ngược với những gì bạn đọc hoặc nghe được, NASA không hề đưa ra bất cứ một phát ngôn nào liên quan đến việc 3 hay 6 ngày đen tối trong tháng 12 do bão mặt trời. Tất cả những tin đồn là hoàn toàn sai. Vì vậy, các bạn hãy yên tâm tận hưởng 63 ngày còn lại của năm 2014, với đủ cả chu kỳ ngày - đêm thông thường”. 

Thêm phần hài hước, trang EarthSky còn nói đùa rằng, nếu bạn vẫn muốn trải qua những ngày đen tối trong tháng 12/2014 thì hãy đến vòng Cực Bắc, nơi hoàn toàn chìm trong bóng tối ở tất cả các tháng 12 hàng năm.
Thêm phần hài hước, trang EarthSky còn nói đùa rằng, nếu bạn vẫn muốn trải qua những ngày đen tối trong tháng 12/2014 thì hãy đến vòng Cực Bắc, nơi hoàn toàn chìm trong bóng tối ở tất cả các tháng 12 hàng năm. 

Được biết, câu chuyện bịp bợm gây hoang mang cho nhiều người bởi nó được trích dẫn từ một nguồn tin đáng tin cậy là video phát ngôn của Giám đốc NASA Charles Bolden. Một số người cho rằng đã nghe rõ cụm từ "chuẩn bị khẩn cấp" trong video của Bolden.
Được biết, câu chuyện bịp bợm gây hoang mang cho nhiều người bởi nó được trích dẫn từ một nguồn tin đáng tin cậy là video phát ngôn của Giám đốc NASA Charles Bolden. Một số người cho rằng đã nghe rõ cụm từ "chuẩn bị khẩn cấp" trong video của Bolden.  

Nhưng thực tế nội dung video của Bolden là khuyến khích các gia đình Mỹ suy nghĩ về những gì họ sẽ phải làm trong trường hợp xảy ra động đất hoặc bão, do thiên tai luôn là mối đe dọa thường trực ở Mỹ.
Nhưng thực tế nội dung video của Bolden là khuyến khích các gia đình Mỹ suy nghĩ về những gì họ sẽ phải làm trong trường hợp xảy ra động đất hoặc bão, do thiên tai luôn là mối đe dọa thường trực ở Mỹ. 

Chuyên gia nghiên cứu về thiên văn - vũ trụ, ông Nguyễn Đức Phường, trường Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, thông tin về 6 ngày chìm trong bóng tối là hoàn toàn bịa đặt.
Chuyên gia nghiên cứu về thiên văn - vũ trụ, ông Nguyễn Đức Phường, trường Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, thông tin về 6 ngày chìm trong bóng tối là hoàn toàn bịa đặt.  

Ông Phường cho biết, trong tháng 12 chỉ có 2 sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất đó là sự xuất hiện của của sao chổi 5P/Finlay. Hiện tượng thiên văn được cho là đáng trông đợi nhất chính là trận mưa sao băng Geminids xuất hiện vào ngày 13 - 14/12.
Ông Phường cho biết, trong tháng 12 chỉ có 2 sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất đó là sự xuất hiện của của sao chổi 5P/Finlay. Hiện tượng thiên văn được cho là đáng trông đợi nhất chính là trận mưa sao băng Geminids xuất hiện vào ngày 13 - 14/12.  

Tuy bão mặt trời là hiện tượng vẫn thường xảy ra nhưng những cơn bão này không giống như các cơn bão trên mặt đất có thể thổi bay đất cát và bụi bẩn. Thực chất, bão mặt trời tạo ra rối loạn rất nhỏ trong quyển từ của Trái đất.
Tuy bão mặt trời là hiện tượng vẫn thường xảy ra nhưng những cơn bão này không giống như các cơn bão trên mặt đất có thể thổi bay đất cát và bụi bẩn. Thực chất, bão mặt trời tạo ra rối loạn rất nhỏ trong quyển từ của Trái đất.

Các loài chuyên ăn não con mồi có diện mạo không ngờ

(Kiến Thức) - Có những loài khoác lên mình diện mạo rất đáng yêu nhưng thực chất lại mang bản chất ác quỷ, thích ăn não con mồi một cách rùng rợn.

Cũng là thú có túi nhưng loài chuột túi cây Lumholtz’ (tên khoa học là Dendrolagus Lumoltzi) lại không thực sự hiền lành như vẻ ngoài của nó. Ngoài thức ăn chủ yếu là lá cây, thỉnh thoảng chúng còn bổ sung protein cho cơ thể bằng cách ăn não của một vài con chim xấu số.
Cũng là thú có túi nhưng loài chuột túi cây Lumholtz’ (tên khoa học là Dendrolagus Lumoltzi) lại không thực sự hiền lành như vẻ ngoài của nó. Ngoài thức ăn chủ yếu là lá cây, thỉnh thoảng chúng còn bổ sung protein cho cơ thể bằng cách ăn não của một vài con chim xấu số. 

Loài rắn xâm lấn đang tung hoành khắp London

(Kiến Thức) - Rắn Aesculapian thường giết mồi bằng cách siết ngạt, được xếp vào danh sách các loài xâm lấn có nguy hại cao ở London, Anh.

Loài rắn Aesculapian đang là nỗi ám ảnh của người dân London, Anh khi số lượng của loài này tăng cao trong thành phố. Theo báo cáo, quần thể đông nhất tập trung một bầy lên tới 30 con ở kênh đào Regent, London.
Loài rắn Aesculapian đang là nỗi ám ảnh của người dân London, Anh khi số lượng của loài này tăng cao trong thành phố. Theo báo cáo, quần thể đông nhất tập trung một bầy lên tới 30 con ở kênh đào Regent, London. 

Rắn Aesculapian dù không độc nhưng vẫn xếp vào danh sách các loài xâm lấn có nguy hại cao, bởi loài này có thể giết mồi, hay con người với những cú xiết chặt, rất mạnh.
Rắn Aesculapian dù không độc nhưng vẫn xếp vào danh sách các loài xâm lấn có nguy hại cao, bởi loài này có thể giết mồi, hay con người với những cú xiết chặt, rất mạnh. 

Theo báo cáo của chính quyền London, loài xâm lấn này có thể đã sống ở thành phố một cách hòa bình trong nhiều thập kỷ sau khi thoát khỏi vườn thú địa phương, nhưng cần xem xét, quản lý hay xóa sổ.
Theo báo cáo của chính quyền London, loài xâm lấn này có thể đã sống ở thành phố một cách hòa bình trong nhiều thập kỷ sau khi thoát khỏi vườn thú địa phương, nhưng cần xem xét, quản lý hay xóa sổ. 

Kết quả điều tra nhận định loài rắn này có thể tấn công trẻ em và xiết một đứa trẻ nhỏ cho đến chết.
Kết quả điều tra nhận định loài rắn này có thể tấn công trẻ em và xiết một đứa trẻ nhỏ cho đến chết. 

Rắn Aesculapian, có tên khoa học là Zamenis Longissimus, có thể dài đến 2m, là một trong những loài rắn lớn nhất châu Âu.
Rắn Aesculapian, có tên khoa học là Zamenis Longissimus, có thể dài đến 2m, là một trong những loài rắn lớn nhất châu Âu. 

Loài rắn này có màu khá sẫm, mảnh mai, có ánh đồng sáng trên da, nó thường bị nhầm với rắn cỏ (Natrix natrix), loài rắn cũng có màu đồng trên cổ.
Loài rắn này có màu khá sẫm, mảnh mai, có ánh đồng sáng trên da, nó thường bị nhầm với rắn cỏ (Natrix natrix), loài rắn cũng có màu đồng trên cổ. 

Rắn Aesculapian thích môi trường ấm áp nhưng không nóng, vừa ẩm nhưng không ẩm ướt. Tuy nhiên, loài này thường không tránh sự hiện diện của con người, thường được tìm thấy ở những nơi như khu vườn, nhà kho, thậm chí các bức tường cũ và tường đá, các tòa nhà bỏ hoang.
 Rắn Aesculapian thích môi trường ấm áp nhưng không nóng, vừa ẩm nhưng không ẩm ướt. Tuy nhiên, loài này thường không tránh sự hiện diện của con người, thường được tìm thấy ở những nơi như khu vườn, nhà kho, thậm chí các bức tường cũ và tường đá, các tòa nhà bỏ hoang.

Nguồn thức ăn chính của loài này là động vật gặm nhấm như chuột và các động vật có vú nhỏ khác. Chúng cũng ăn các loài chim, trứng chim, thằn lằn, động vật chân đốt và thường xiết ngạt con mồi bằng cách thắt chặt thân hình của nó hay đơn giản là nghiền nát con mồi bởi hàm.
Nguồn thức ăn chính của loài này là động vật gặm nhấm như chuột và các động vật có vú nhỏ khác. Chúng cũng ăn các loài chim, trứng chim, thằn lằn, động vật chân đốt và thường xiết ngạt con mồi bằng cách thắt chặt thân hình của nó hay đơn giản là nghiền nát con mồi bởi hàm.