Số liệu mới nhất về bệnh nhân dương tính virus corona trên thế giới

(Kiến Thức) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do chủng virus corona mới. Trong khi đó, dương tính virus corona trên thế giới đã tăng lên 8.239 người, số người chết tại Trung Quốc lên tới 171 người.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 6h00, ngày 31/01/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau:
- Tổng số trường hợp bệnh nhân dương tính virus corona: 8.239 ,trong đó tại lục địa Trung Quốc: 8.124
- Tổng số trường hợp tử vong: 171, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 171
- Tổng số trường hợp mắc virus corona bên ngoài lục địa Trung Quốc: 115.
- 21 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc như sau:
1. Thái Lan: 14 (trường hợp)
2. Australia: 9 (trường hợp)
3. Singapore: 10 (trường hợp)
4. Mỹ : 6 (trường hợp)
5. Nhật Bản : 11 (trường hợp)
6. Malaysia : 8 (trường hợp)
7. Hàn Quốc: 4 (trường hợp)
8. Pháp : 5 (trường hợp)
9. Việt Nam: 5 (trường hợp)
10. Campuchia : 1 (trường hợp)
11. Canada: 3 (trường hợp)
12. Đức : 4 (trường hợp)
13. Nepal : 1 (trường hợp)
14. Sri Lanka: 1 (trường hợp)
15. Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất: 4 (trường hợp)
16. Phần Lan: 1 (trường hợp)
17. Hồng Kông: 10 (trường hợp)
18. Macau: 7 (trường hợp)
19. Đài Loan: 9 (trường hợp)
20. Ấn Độ: 1 (trường hợp)
21. Philippines: 1 (trường hợp).
Trong cuộc họp báo diễn ra lúc gần 3h sáng 31/1 (giờ VN) ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV) từ Trung Quốc là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu".
So lieu moi nhat ve benh nhan duong tinh virus corona tren the gioi
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV) từ Trung Quốc là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu". Ảnh: Reuters. 
Động thái này của WHO diễn ra khi số ca nhiễm 2019-nCoV gây bệnh viêm phổi cấp đã gia tăng như vũ bão lên đến hơn 8.200 ca, vượt qua số ca nhiễm SARS (Hội chứng Hô hấp cấp nặng) giai đoạn 2002-2003.
Trong khi đó, số quốc gia và vùng lãnh thổ xác nhận các ca nhiễm 2019-nCoV đã lên đến con số 21, mới nhất là Ấn Độ và Philippines.
Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu hay Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC) là một tuyên bố chính thức của WHO do Ủy ban khẩn ban hành Quy định Y tế Quốc tế (IHR) về một cuộc khủng hoảng y tế công cộng mang tầm khả năng toàn cầu.
PHEIC là một khái niệm chỉ dùng cho những đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải chung tay hành động.
Theo hãng tin Reuters, thông qua tuyên bố PHEIC, WHO sẽ đưa ra các lời khuyên, gợi ý cho các quốc gia trong việc chống dịch bệnh, bao gồm ngăn chặn hoặc giảm các ca lây nhiễm xuyên biên giới, tránh các hoạt động thương mại và du lịch không cần thiết.
Nghiên cứu về nguyên nhân lây nhiễm virus corona mới
Trong báo cáo đăng trên tạp chí khoa học The Lancet ngày 30/1, các nhà nghiên cứu đã phân tích cách thức lây nhiễm của chủng virus 2019-nCoV ở Trung Quốc.
Đây là một nghiên cứu mô tả mở rộng về dịch tễ học và đặc điểm lâm sàng của 2019-nCoV, bao gồm dữ liệu về 99 bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Jinyintan từ các bệnh viện khác trên khắp Vũ Hán. Nghiên cứu trình bày tình trạng mới nhất của người nhiễm virus 2019-nCoV ở Trung Quốc và thêm chi tiết về nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm kết hợp.
Dịch viêm phổi chủng 2019-nCoV do virus corona được phát hiện lần đầu tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 12/2019. Dù chỉ mới lây lan ở người, virus corona đã bùng phát với tốc độ khó lường. Số liệu mới nhất cho thấy virus đã khiến ít nhất 170 người tử vong, hơn 8.200 người mắc bệnh tại hơn 20 quốc gia trên thế giới.
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 99 bệnh nhân, gồm 67 nam và 32 nữ, nhập viện ở Vũ Hán từ 1-20/1. Các nhà khoa học phát hiện rằng gần một nửa trong số này bị lây nhiễm theo nhóm, mặc dù tới ngày 21/1 cơ quan chức năng Trung Quốc mới xác nhận về trường hợp lây nhiễm từ người sang người.
Một nửa trong số 99 bệnh nhân này là những người có các bệnh mạn tính như tim và tiểu đường. Tỷ lệ tử vong với mẫu 99 bệnh nhân này là 11%, thấp hơn tỷ lệ 15% của mẫu gồm 41 bệnh nhân được các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu trước đó.
49% các bệnh nhân này bị lây nhiễm theo cụm, và đều có chung lịch sử dịch tễ liên quan đến khu chợ Hoa Nam bán buôn hải sản ở thành phố Vũ Hán. Hiện khu chợ này vẫn được cho là nguồn bùng phát dịch bệnh. Phần lớn họ đều là tiểu thương và người dọn dẹp làm việc ở khu chợ, nhưng cũng có 2 người mua hàng. Nghiên cứu không cho biết các bệnh nhân còn lại bị lây nhiễm như thế nào.
So lieu moi nhat ve benh nhan duong tinh virus corona tren the gioi-Hinh-2
Chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán phát hiện các ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên. Ảnh: SCMP. 
Một phần ba các bệnh nhân trong nghiên cứu bị biến chứng và suy nội tạng. Khoảng 17% mắc hội chứng suy hô hấp cấp - một bệnh phổi nghiêm trọng. 8% bị tổn thương phổi cấp tính và 3% bị suy thận hoặc tổn thương thận. Với phát hiện này, các bác sĩ xác định việc chẩn đoán và điều trị sớm virus corona là rất quan trọng.
Hầu hết trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ghi nhận trên những người buôn bán hoặc khách hàng đến chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán (Trung Quốc), nơi bày bán nhiều loại động vật sống.
Để tìm hiểu nguồn gốc virus, các nhà nghiên cứu đã so sánh trình tự gen của virus 2019-nCoV với các virus có trong thư viện. Họ phát hiện virus này liên quan mật thiết đến 2 chủng virus corona có nguồn gốc từ dơi; với trình tự gen giống đến 88%.
Ngoài ra, trình tự gen của chủng virus 2019-nCoV cũng giống 79% chủng virus gây ra đại dịch SARS năm 2003, và giống 50% chủng virus của Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS).
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng virus viêm phổi chủng 2019-nCoV bắt nguồn từ loài dơi. Tuy nhiên, chợ hải sản Huanan không bán dơi, do đó nhiều khả năng virus này đã lây sang người bởi một loài vật trung gian chưa xác định.
Trước đó, một nghiên cứu cho rằng loài rắn (được bán tại chợ Huanan) có thể là nguồn lây virus 2019-nCoV sang người, tuy nhiên giới chuyên môn đã chỉ trích nghiên cứu bởi không có bằng chứng virus corona có thể lây sang rắn.
Trong khi chưa ai biết loài vật nào lây virus corona sang người, một điều chắc chắn là virus này có thể lây từ người sang người. Hiện tại, Trung Quốc đã cách ly hơn 50 triệu người, một việc chưa từng có trong tiền lệ. Trung Quốc đóng cửa các trường học và chợ buôn bán động vật sống. Nhiều sân bay đang sàng lọc hành khách đến từ quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Điểm danh các tỉnh thành ở Việt Nam có bệnh nhân dương tính virus corona

(Kiến Thức) - Ngoài hai người Trung Quốc đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Nam đã ghi nhận thêm 3 trường hợp dương tính với virus corona, hiện đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa và Bệnh viện Nhiệt đới trung ương.
 

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại cuộc họp về triển khai nhiệm vụ sau Tết và phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, tính đến 15h20 ngày 30/1, theo kết quả của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, đã phát hiện 3 người Việt Nam nhiễm virus corona.
Một người ở Thanh Hóa đang điều trị tại BV tỉnh Thanh Hóa, 2 trường hợp ở Vĩnh Phúc, hiện đang điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Giải Phóng và cơ sở Đông Anh, Hà Nội. 3 trường hợp này kết quả xét nghiện đều dương tính với virus corona. Đáng nói, cả ba trường hợp này đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc và trên hành trình di chuyển của mình đã tiếp xúc với rất nhiều người.
Diem danh cac tinh thanh o Viet Nam co benh nhan duong tinh virus corona
 Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.
Cụ thể, cả 3 bệnh nhân này trở về Việt Nam ngày 17/1 trên cùng chuyến bay CZ8315 của hãng Southern China.
Người thứ nhất là chị N.T.T., 25 tuổi, ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, khởi phát bệnh ngày 24/1, được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thanh Hoá lấy mẫu ngày 24/1, chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cùng ngày.
Ngày 17/1, bệnh nhân này về Việt Nam bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài, sau đó được công ty đón bằng ôtô, di chuyển về trụ sở tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 23/1, bệnh nhân bắt xe ra bến xe Giáp Bát, Hà Nội và di chuyển bằng xe khách về Yên Định, Thanh Hóa, lúc 18h cùng ngày. Khoảng 22h, người này có biểu hiện sốt, ho.
13h ngày 24/1, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định khám và đươc chuyển xuống điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng tỉnh táo, sốt, ho. Hiện tại, bệnh nhân được được cách ly tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá, trong tình trạng ổn định.
Trong khi đó, anh P.V.C., 29 tuổi, ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, khởi phát bệnh ngày 21/1, được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lấy mẫu ngày 26/1.
Khi có triệu chứng khởi phát ngày 21/1, người này đã đi khám tại phòng khám tư ở huyện Tam Dương, sau đó đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc ngày 23/1.
Bệnh nhân điều trị không khỏi nhập bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Giải Phóng ngày 26/1. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Giải Phóng.
Bệnh nhân N.T.D., nữ, 23 tuổi, địa chỉ huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân khởi phát ngày 25/1 tại nhà, được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lấy mẫu ngày 27/1.
Ngày 25/1, bệnh nhân đi taxi cùng bố đẻ đến nhập viện bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Kể từ khi nhập cảnh vào Việt Nam ngày 17/1 đến khi nhập viện, bệnh nhân tiếp xúc với nhiều người thân, họ hàng.
Như vậy, cùng với 2 trường hợp người Trung Quốc đang điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM thì số ca nhiễm virus corona ở Việt Nam đã nâng lên 5 trường hợp, xuất hiện ở các tỉnh thành như TP HCM, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Thanh Hóa.
Trước đó, Bộ Y tế cũng có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về phối hợp tuyên truyền, giám sát và điều tra ổ dịch Viêm đường hô hấp cấp. Theo Bộ Y tế, các địa phương có dễ bùng phát virus corona bao gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Kiên Giang.
Theo đó, 11 tỉnh thành này phải giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của khách du lịch, người lao động đến từ các khu vực đang có dịch virus corona mới tại Trung Quốc trong vòng 14 ngày. Nếu phát hiện trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế khám, điều trị và báo cáo đến cơ quan y tế.
Các tỉnh, thành phố này phải lập danh sách những người bị ốm, những người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét để tổ chức cách ly tạm thời ngay, nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến sáng 30/1 Việt Nam ghi nhận 97 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới (nCoV). Trong đó, 65 trường hợp xét nghiệm âm tính với virus nCoV, 32 trường hợp còn lại tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ.

TQ xác nhận 9 người chết vì virus lạ gây viêm phổi, 440 ca nhiễm

Ủy ban Uy tế Quốc gia Trung Quốc cho biết đã có 440 người nhiễm virus corona mới và số ca tử vong đã tăng từ 6 lên 9, giữa cảnh báo về nguy cơ lây lan trong thời gian "xuân vận".

Trong cuộc họp báo sáng 22/1 tại bắc Kinh, ông Li Bin, phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, cho biết đã có 440 người nhiễm chủng virus cùng họ với virus gây nên dịch SARS năm 2002-2003.

Bệnh nhân TQ mắc virus Corona được BV Chợ Rẫy chữa khỏi theo phác đồ gì?

(Kiến Thức) - Trong báo cáo đăng trên tạp chí y khoa The New England Journal of Medicine (NEJM), các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TP HCM đã giải thích quá trình điều trị hai bệnh nhân người Trung Quốc.

Với thành tích điều trị khỏi cho ông Li Zichao - 1 trong 2 bệnh nhân người Trung Quốc nhiễm virus Corona đầu tiên mà Việt Nam ghi nhận – Bệnh viện Chợ Rẫy đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Ngày 28/1, Bộ Y tế có thông báo cho biết bệnh nhân Li Zichao, 28 tuổi, một trong hai bệnh nhân nhiễm virus corona đầu tiên ở Việt Nam, đã được chữa khỏi.

Bố của Zichao là ông Li Ding, 66 tuổi, cũng đã tỉnh, ăn ngủ được, huyết áp ổn định, không sốt từ chiều 25/1, chức năng gan thận, điện giải bình thường, chụp X quang phổi cho thấy tổn thương đã không tiếp tục tiến triển. Ông Li Ding là trường hợp bệnh nhân nặng, có tới 4 bệnh nền, kết quả điều trị như trên là rất khả quan.