Smartphone Android trở thành máy đo động đất toàn cầu

Google sử dụng cảm biến chuyển động từ hơn 2,5 tỷ điện thoại Android để phát hiện hơn 11.000 trận động đất, cảnh báo kịp thời cho hàng triệu người.

Từ năm 2021 đến 2024, Google tận dụng cảm biến chuyển động (accelerometer) trong các máy Android để tạo ra hệ thống phát hiện động đất quy mô toàn cầu.

Khi một trận động đất lớn xảy ra, Google sẽ gửi tin nhắn khẩn cấp 'Hành động' tới điện thoại Android (Nguồn: Google)
Khi một trận động đất lớn xảy ra, Google sẽ gửi tin nhắn khẩn cấp 'Hành động' tới điện thoại Android (Nguồn: Google)

Google đã tối ưu hóa thuật toán phát hiện động đất, giúp phân biệt rung lắc do động đất với các yếu tố khác như sấm sét hay rung động từ xe tải. Hệ thống hiện có thể phát hiện động đất từ xa ngoài khơi, và gửi cảnh báo trong vòng 6–15 giây sau khi phát hiện rung lắc.

Điểm khác biệt của hệ thống này đem lại nhiều ưu điểm vượt trội. Ví dụ như không cần máy đo địa chấn chuyên dụng, thay vào đó là số lượng lớn smartphone đang hoạt động. Cảnh báo tự động gửi tới người dùng, bao gồm tin nhắn khẩn cấp “TakeAction” khi xảy ra địa chấn mạnh.

2,5 tỷ người dùng smartphone Android đang giúp Google xây dựng hệ thống cảnh báo động đất toàn cầu.

Hệ thống được xác nhận đã phát hiện hơn 11.000 trận động đất và có độ chính xác tương đương với các trạm địa chấn tiêu chuẩn.

Các nhà khoa học của Google giải thích rằng hệ thống không dựa vào chất lượng từng thiết bị, mà vào tính đại chúng. Dữ liệu từ hàng triệu điện thoại được tổng hợp để định vị và phân tích chấn động. Thuật toán AI xử lý các khác biệt về địa chất vùng, cấu trúc tòa nhà và độ nhạy của từng dòng máy. Ngoài ra, dữ liệu được xử lý cẩn thận để đảm bảo quyền riêng tư – người dùng có quyền chọn không chia sẻ.

Giới chuyên gia địa chấn đánh giá hệ thống là “ấn tượng”. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng băn khoăn về tính minh bạch và chính xác của thuật toán và dữ liệu thô của Google đem lại. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cần được tiếp cận đầy đủ thông tin nếu muốn sử dụng hệ thống này trong cảnh báo chính thức.

Những cảnh báo về động đất được gửi tới ngay cho người dùng điện thoại (Nguồn: Google)
Những cảnh báo về động đất được gửi tới ngay cho người dùng điện thoại (Nguồn: Google)

Trong giai đoạn 2021–2024, Google đã triển khai hệ thống cảnh báo động đất qua điện thoại Android tại 98 quốc gia, với hơn 2,5 tỷ thiết bị tham gia. Hiện tại, Google đang tập trung triển khai tại các quốc gia có nguy cơ động đất cao nhưng thiếu hệ thống cảnh báo sớm, như Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Iran.... Hệ thống đã gửi hơn 790 triệu cảnh báo cho người dùng, tăng gấp 10 lần số người tiếp cận so với năm 2019.

Tại Mỹ, Google hợp tác với ShakeAlert để phân phối cảnh báo chính thức từ mạng lưới địa chấn quốc gia. Điều này cho thấy xu hướng kết hợp giữa công nghệ tư nhân và hạ tầng công cộng để tăng độ tin cậy.

Tua bin không cánh lắc lư tạo ra hàng trăm kW điện.

Động đất mạnh 7,2 độ Richter gây cảnh báo sóng thần ở Alaska

Một trận động đất mạnh 7,2 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía nam Alaska (Mỹ), khiến các nhà chức trách đưa ra cảnh báo sóng thần.

>>> Mời độc giả xem video: Còi báo động vang lên ở Old Harbour, Alaska

Nguồn video: X

Động đất mạnh 3,3 độ richter ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Một trận động đất có độ lớn 3,3 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km vừa xảy ra tại xã Măng Đen, tỉnh Quảng Ngãi.

Trưa 12/7, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Các khoa học Trái đất) cho biết, trên địa bàn xã Măng Đen (tỉnh Quảng Ngãi) vừa xảy ra động đất.

Theo đó, khoảng 10h25 sáng nay, tại khu vực xã Măng Đen xảy ra một trận động đất mạnh 3,3 độ richter, tại tọa độ 14.800 vĩ Bắc -108.257 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km. Trận động đất này được đánh giá không gây rủi ro thiên tai (cấp 0).

Hồ chứa ở Kon Tum, Quảng Nam lại tích nước có khiến động đất gia tăng?

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những trận động đất nhỏ xuất hiện tại Kon Tum và Quảng Nam khiến dư luận không khỏi lo ngại.

Trao đổi liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh - Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện trưởng Viện Khoa học Trái Đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, những rung chấn trong thời gian qua ở khu vực này được xác định là động đất kích thích, tức là những trận động đất xảy ra do hoạt động của con người tác động tới vỏ Trái đất, thường gặp ở các khu vực có hồ chứa thủy điện lớn. Điều này đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia và hiện cũng đang xảy ra tại một số địa phương của Việt Nam, trong đó có Kon Tum và Quảng Nam.

dong1.png
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh - Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện trưởng Viện Khoa học Trái Đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)