Shinhan Bank: Tỷ giá dự kiến tăng trong nửa đầu 2024 sau đó sẽ giảm dần

(Vietnamdaily) - Ngân hàng Shinhan (Shinhan Bank) nhận định rằng, tỷ giá dự kiến tăng trong nửa đầu năm 2024 sau đó sẽ giảm dần.

Tỷ giá USD/VND tăng nhẹ trong tuần cuối năm 2023. Cụ thể, tỷ giá liên ngân hàng kết tuần ở vùng VND 24.260, tăng 0,1% và ghi nhận mức tăng 2.6% trong năm 2023.
Tương tự, tỷ giá niêm yết của Vietcombank đóng cửa quanh mức VND 24.030 – VND 24.400, tăng 10 đồng so với tuần trước đó. Ngược lại, tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục xu hướng tăng và kết tuần ở VND 24.770, tăng 50 đồng so với tuần trước.
Nhận định về biến động tỷ giá USD/VND năm 2024, Ngân hàng Shinhan cho rằng nửa đầu năm 2024 sẽ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tiêu cực bên ngoài như sự sụt giảm về nhu cầu, đơn đặt hàng xuất khẩu trì trệ và những lo ngại về kinh tế Trung Quốc.
Do các tác động ngoại lực kể trên, tỷ giá sẽ duy trì ở mức cao nhưng dự kiến sẽ giảm dần khi Ngân hàng trung ương ở các quốc gia lớn kết thúc chu kỳ tăng lãi suất và bắt đầu hạ lãi suất.
Tuy nhiên, tốc độ giảm của tỷ giá có thể sẽ chậm hơn dự báo nếu Fed trì hoãn trong việc cắt giảm lãi suất và triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc không cải thiện.
Cụ thể, Shinhan Bank cho rằng tỷ giá hối đoái USD/VND tăng sau đó quay đầu giảm, trung bình dự kiến 24.050.
Shinhan Bank: Ty gia du kien tang trong nua dau 2024 sau do se giam dan
Dự báo tỷ giá năm 2024 của Shinhan và các tổ chức lớn 
Shinhan phân tích, ngay sau khi Fed phát tín hiệu chấm dứt thắt chặt chính sách tiền tệ vào đầu năm 2023, đồng USD đã có xu hướng yếu đi. Tuy nhiên đồng USD đã lấy lại sức mạnh do các lo ngại về khả năng vỡ nợ và sự trì hoãn trong các cuộc đàm phán trần nợ của Mỹ.
Thêm vào đó, những lo ngại về cuộc khủng hoảng của Trung Quốc và các sự kiện bất ổn ở Trung Đông càng tăng thêm sức mạnh cho đồng USD.
Tỷ giá USD/VND vốn đã bắt đầu ổn định vào đầu năm với kỳ vọng Fed sẽ nới lỏng chính sách “diều hâu”, tuy nhiên tăng lại sau đó do NHNN cắt giảm lãi suất điều hành, bất ổn bất động sản Trung Quốc và lo ngại về lãi suất cao kéo dài của Fed. 
Tóm lại, trong nửa đầu năm 2024, tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ duy trì ở mức cao do các điều kiện tiêu cực bên ngoài như nhu cầu thấp, nguy cơ suy thoái kinh tế Trung Quốc. Nhưng tỷ giá sẽ giảm dần với kỳ vọng chính sách thắt chắt tiền tệ tại các nước phát triển sẽ chấm dứt đi kèm với các đợt hạ lãi suất.

KBSV: Tỷ giá dự báo tăng 3,5% khi áp lực 3 tháng cuối tương đối lớn

(Vietnamdaily) - KBSV dự báo tỷ giá USD/VND sẽ tăng khoảng 3,5% trong năm nay, lên quanh mức 24.460 (với tỷ giá liên ngân hàng).

Diễn biến tỷ giá VND/USD 9 tháng đầu năm 2023 thế nào?

Tỷ giá trong hơn 6 tháng đầu năm hạ nhiệt bởi sự suy yếu của chỉ số DXY và nguồn cung ngoại tệ dồi dào đến từ xuất siêu, FDI và kiều hối.

Chính sách tiền tệ sẽ cân bằng hơn, VND sẽ mạnh lên so USD trong 2024

(Vietnamdaily) - MBS cho rằng lãi suất đầu vào có xu hướng tạo đáy trong quý 1/2024 song vẫn duy trì ở nền thấp trong cả năm 2024.

Từ Q1/2023, Việt Nam đã chuyển dịch chính sách tiền tệ từ trạng thái kiểm soát "chặt chẽ" ở những thời điểm trước đó sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng hơn" nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết, tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, tín dụng, thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện 4 lần cắt giảm lãi suất điều hành với tổng mức cắt giảm 150 điểm cơ bản, đưa lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn xuống lần lượt là 3% và 4,5%; trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng xuống mức 4,75%.

Theo đó, lãi suất huy động của các NHTM giảm mạnh từ 200 - 300 điểm cơ bản ở tất cả các kỳ hạn. Tính đến cuối năm 2023, hầu hết lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NHTM đều ở dưới mức 6%; các NHTM lớn đều đưa lãi suất này về mức xấp xỉ 5% - 5,25%, thấp hơn cả giai đoạn 2020 - 2021 (Covid-19).

OCB hút 4.500 tỷ đồng trái phiếu giữa lúc nợ xấu lên 'ngưỡng trần'

(Vietnamdaily) - Vào những ngày cuối năm, OCB liên tục hút đến 4.500 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 2 năm. 

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB).

Cụ thể, vào ngày 22/12, OCB phát hành thành công lô trái phiếu OCBL2326016 trị giá 500 tỷ đồng. Trong 2 ngày 25/12 và 26/12, ngân hàng này tiếp tục phát hành thêm 2 mã OCB2325017 và OCBL2326018 với giá trị lần lượt 3.000 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng. Tổng giá trị của 3 lô trái phiếu là 4.500 tỷ đồng.

OCB2325017 có kỳ hạn 2 năm, trong khi OCB2325016 và OCB2325018 có thời hạn 3 năm, cùng được phát hành trong nước với lãi suất phát hành từ 5% - 5,1%.

OCB là một trong những nhà phát hành trái phiếu lớn trong năm 2023. Tính cả năm, ngân hàng có 18 đợt phát hành, huy động về 21.850 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, OCB cũng tích cực mua lại trái phiếu trước hạn khi có tổng cộng 15 lần thực hiện điều này với giá trị 12.900 tỷ đồng. Các lô trái phiếu cùng có thời hạn 3 năm và được phát hành trong năm 2021 và 2022.

OCB hut 4.500 ty dong trai phieu giua luc no xau len 'nguong tran'
 OCB liên tục hút trái phiếu trong những ngày cuối năm.

Xử lý được nợ của FLC và Đại Nam nhưng nợ xấu tăng vượt ngưỡng trần

Quý 3/2023, OCB báo lợi nhuận đạt 1.355 tỷ đồng, tăng đến 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế tại OCB đạt 3.915 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng tài sản của OCB tại ngày 30/9 tăng 11,7% so với hồi đầu năm, đạt gần 216.800 tỷ đồng. Trong đó, số dư cho vay khách hàng tăng 9,8%, lên gần 131.500 tỷ đồng.

Bên cạnh tăng trưởng lợi nhuận và cho vay khách hàng, chất lượng cho vay là điều đáng quan tâm đối với OCB. Bởi lẽ, cả 3 nhóm nợ xấu của OCB đều tăng sau 9 tháng khiến tổng nợ xấu của OCB đến thời điểm 30/9 gần 5.000 tỷ đồng.

Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng mạnh nhất và chiếm đa số trong tổng nợ xấu. Cuối quý 3, tỷ lệ nợ xấu của OCB đang ở mức 3,8%.

Thực tế, vấn đề nợ xấu của OCB đã nổi lên khi kết thúc quý 1/2023, thời điểm đó, mặc dù OCB công bố đã xử lý được nợ của FLC và Đại Nam tuy nhiên số dư nợ xấu tính đến cuối quý 1/2023 của nhà băng này đã tăng 51% so với đầu năm, lên gần 4.045 tỷ đồng.

Cụ thể, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tại OCB tăng 54%, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 55% và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 49%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng đã bị kéo tăng từ 2,2% lên 3,3% - thuộc top cao nhất hệ thống.

Liên quan đến các khoản nợ tại OCB, nhà băng này từng gây xôn xao với các khoản nợ của hai doanh nghiệp lớn là Đại Nam và FLC. Cụ thể, tại ĐHCĐ thường niên của OCB được tổ chức hồi tháng 4.2022, lãnh đạo OCB từng cho biết, tổng dư nợ nhà băng này cho Tập đoàn Đại Nam của ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng vay là trên 1.000 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, Đại Nam đã trả được cho OCB 450 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, OCB cũng đang là một trong ba ngân hàng cho FLC vay nhiều nhất. Đến hết quý 1.2022, FLC ghi nhận khoản vay ngắn hạn khoảng 713 tỷ đồng tại OCB và 817 tỷ đồng trái phiếu phát hành cho nhà băng này.

Tuy nhiên, tại ĐHCĐ thường niên năm 2023, cổ đông OCB đã chất vấn ban lãnh đạo về khoản vay của FLC và Đại Nam. Đại diện ngân hàng cho hay, toàn bộ danh mục nợ của hai doanh nghiệp nói trên đã thu hồi xong.