OCB hút 4.500 tỷ đồng trái phiếu giữa lúc nợ xấu lên 'ngưỡng trần'

(Vietnamdaily) - Vào những ngày cuối năm, OCB liên tục hút đến 4.500 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 2 năm. 

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB).
Cụ thể, vào ngày 22/12, OCB phát hành thành công lô trái phiếu OCBL2326016 trị giá 500 tỷ đồng. Trong 2 ngày 25/12 và 26/12, ngân hàng này tiếp tục phát hành thêm 2 mã OCB2325017 và OCBL2326018 với giá trị lần lượt 3.000 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng. Tổng giá trị của 3 lô trái phiếu là 4.500 tỷ đồng.
OCB2325017 có kỳ hạn 2 năm, trong khi OCB2325016 và OCB2325018 có thời hạn 3 năm, cùng được phát hành trong nước với lãi suất phát hành từ 5% - 5,1%.
OCB là một trong những nhà phát hành trái phiếu lớn trong năm 2023. Tính cả năm, ngân hàng có 18 đợt phát hành, huy động về 21.850 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, OCB cũng tích cực mua lại trái phiếu trước hạn khi có tổng cộng 15 lần thực hiện điều này với giá trị 12.900 tỷ đồng. Các lô trái phiếu cùng có thời hạn 3 năm và được phát hành trong năm 2021 và 2022.
OCB hut 4.500 ty dong trai phieu giua luc no xau len 'nguong tran'
 OCB liên tục hút trái phiếu trong những ngày cuối năm.
Xử lý được nợ của FLC và Đại Nam nhưng nợ xấu tăng vượt ngưỡng trần
Quý 3/2023, OCB báo lợi nhuận đạt 1.355 tỷ đồng, tăng đến 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế tại OCB đạt 3.915 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng tài sản của OCB tại ngày 30/9 tăng 11,7% so với hồi đầu năm, đạt gần 216.800 tỷ đồng. Trong đó, số dư cho vay khách hàng tăng 9,8%, lên gần 131.500 tỷ đồng.
Bên cạnh tăng trưởng lợi nhuận và cho vay khách hàng, chất lượng cho vay là điều đáng quan tâm đối với OCB. Bởi lẽ, cả 3 nhóm nợ xấu của OCB đều tăng sau 9 tháng khiến tổng nợ xấu của OCB đến thời điểm 30/9 gần 5.000 tỷ đồng.
Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng mạnh nhất và chiếm đa số trong tổng nợ xấu. Cuối quý 3, tỷ lệ nợ xấu của OCB đang ở mức 3,8%.
Thực tế, vấn đề nợ xấu của OCB đã nổi lên khi kết thúc quý 1/2023, thời điểm đó, mặc dù OCB công bố đã xử lý được nợ của FLC và Đại Nam tuy nhiên số dư nợ xấu tính đến cuối quý 1/2023 của nhà băng này đã tăng 51% so với đầu năm, lên gần 4.045 tỷ đồng.
Cụ thể, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tại OCB tăng 54%, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 55% và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 49%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng đã bị kéo tăng từ 2,2% lên 3,3% - thuộc top cao nhất hệ thống.
Liên quan đến các khoản nợ tại OCB, nhà băng này từng gây xôn xao với các khoản nợ của hai doanh nghiệp lớn là Đại Nam và FLC. Cụ thể, tại ĐHCĐ thường niên của OCB được tổ chức hồi tháng 4.2022, lãnh đạo OCB từng cho biết, tổng dư nợ nhà băng này cho Tập đoàn Đại Nam của ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng vay là trên 1.000 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, Đại Nam đã trả được cho OCB 450 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, OCB cũng đang là một trong ba ngân hàng cho FLC vay nhiều nhất. Đến hết quý 1.2022, FLC ghi nhận khoản vay ngắn hạn khoảng 713 tỷ đồng tại OCB và 817 tỷ đồng trái phiếu phát hành cho nhà băng này.
Tuy nhiên, tại ĐHCĐ thường niên năm 2023, cổ đông OCB đã chất vấn ban lãnh đạo về khoản vay của FLC và Đại Nam. Đại diện ngân hàng cho hay, toàn bộ danh mục nợ của hai doanh nghiệp nói trên đã thu hồi xong.

Lộ diện doanh nghiệp có lượng trái phiếu đáo hạn lớn nhất tháng 11

(Vietnamdaily) - Áp lực trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 11/2023, trong khi hoạt động đàm phát gia hạn kỳ hạn trái phiếu vẫn duy trì tích cực trong tháng 10.

Theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) suy giảm trong tháng 10 với tổng giá trị phát hành đạt 28,1 nghìn tỷ, giảm 24% so tháng trước với kỳ hạn bình quân là 3,19 năm.

Trong tháng 10, có tổng cộng 16 tổ chức phát hành, trong đó nhóm Tổ chức tín dụng có tỷ trọng cao nhất khi chiếm hơn một nửa giá trị phát hành (61%), tiếp sau đó là ngành Bất động sản (29%) và Năng lượng (8%).

Kinh doanh thua lỗ, Địa ốc Hoàng Cát nợ 16,5 tỷ lãi trái phiếu 6 tháng

(Vietnamdaily) - Theo kế hoạch, ngày 14/12 vừa qua, Địa ốc Hoàng Cát phải thanh toán tiền lãi của lô trái phiếu trên với tổng trị giá gần 16,5 tỷ đồng. 

Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Hoàng Cát vừa có văn bản gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố thông tin bất thường về chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu HCGCH2124001.

Theo kế hoạch, ngày 14/12 vừa qua, Địa ốc Hoàng Cát phải thanh toán tiền lãi của lô trái phiếu trên với tổng trị giá gần 16,5 tỷ đồng. Tuy nhiên doanh nghiệp địa ốc này đã xin dời lịch trả lãi sang ngày 14/6 năm sau.

Doanh nghiệp thép đầu tiên công bố kế hoạch 2024 có lãi

(Vietnamdaily) - HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) đã công bố Nghị quyết về kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận sau thuế đạt 80 tỷ đồng.
 
 

Cụ thể, SMC dự kiến sản lượng tiêu thụ đạt 900.000 tấn thép các loại. Lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh năm 2024 của SMC sụt giảm mạnh so với năm trước. Đầu năm 2023, công ty đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 150 tỷ đồng. Tuy nhiên sau 9 tháng đầu năm, tình hình không quá khả quan.

Riêng quý 3/2023, SMC đạt 3.141 tỷ doanh thu thuần hợp nhất, giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Kinh doanh dưới giá vốn cộng với các chi phí khiến SMC lỗ sau thuế 178 tỷ đồng, so với cùng kỳ lỗ 219 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng, SMC lỗ 586 tỷ đồng, lỗ luỹ kế lên tới 205,8 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán thời điểm 30/9/2023.

Doanh nghiep thep dau tien cong bo ke hoach 2024 co lai
 SMC lên kế hoạch lãi 80 tỷ đồng năm 2024.

Ngoài việc biên lợi nhuận thu hẹp do giá thép liên tục giảm, gánh nặng chi phí tài chính thì nợ xấu là một trong những nguyên nhân gây ra kết quả thua lỗ nặng nề của SMC. Đặc thù là kinh doanh thương mại thép nên các khoản phải thu khách hàng của SMC thường có tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, cũng là nơi phát sinh rủi ro khi các đối tác là chủ đầu tư BĐS gặp khó khăn.

Chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi trong 9 tháng là 202 tỷ đồng. Chi tiết hơn, tại thời điểm cuối quý 3, dự phòng phải thu khách hàng đã được trích lập 273 tỷ đồng. Trong đó các khoản trích lập lớn nhất đa phần thuộc về các doanh nghiệp bất động sản như CTTNHH Delta Valley Bình Thuận (77,6 tỷ), BĐS Đà Lạt Valley (25 tỷ đồng).

Đồng thời, công ty cũng thống nhất kế hoạch mua lại trước hạn lô trái phiếu giá trị 200 tỷ đồng phát hành ngày 2/8/2021 và đáo hạn ngày 2/8/2024. Thời gian dự kiến mua lại vào ngày 2/6/2024 (trước hạn 6 tháng) sau khi thỏa thuận được với người sở hữu trái phiếu và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh khó khăn, HĐQT SMC đã thống nhất thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm nhân sự trong toàn hệ thống SMC và tiết giảm tất cả các chi phí phát sinh. Tháng 11/2023, HĐQT công ty đã thông qua việc chuyển nhượng 6.197m2 quyền sử dụng đất tại SMC Bình Dương – KCN Đồng An. Giá bán dự kiến là 49 tỷ đồng.