Sản phụ suýt phải cắt bỏ tử cung sau cơn đau bụng dưới

Nếu không được phẫu thuật cấp cứu kịp thời, tính mạng của sản phụ và thai nhi ở Quảng Ninh có thể gặp nguy hiểm, thậm chí, bà mẹ phải cắt bỏ tử cung.

Ở tuần mang thai thứ 33, chị L.T.H. bất ngờ thấy đau bụng dưới. Cơn đau ngày càng tăng. Nhận thấy bất thường, sản phụ đã đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, để kiểm tra.
Qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy sản phụ có cơn co tử cung rối loạn, tần số 6. Đồng thời, tim thai có dấu hiệu suy, tử cung co cứng. Hình ảnh siêu âm cho thấy bệnh nhân có khối máu tụ sau nhau thai, kích thước 7x9 cm. Các bác sĩ chẩn đoán sản phụ H. bị suy thai cấp, bong nhau non và chỉ định phẫu thuật mổ bắt, cứu thai nhi.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Vũ Thị Dung, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, nhờ tiến hành phẫu thuật kịp thời, con gái của chị H. đã chào đời khỏe mạnh và nặng 2,04 kg. Sức khỏe của sản phụ đã ổn định và bảo toàn được tử cung.
Bác sĩ Dung cho biết nếu không được phẫu thuật cấp cứu kịp thời, tính mạng của sản phụ và thai nhi có thể gặp nguy hiểm. Thậm chí, nếu chậm trễ, tử cung của sản phụ sẽ phải cắt bỏ để tránh việc chảy máu.
San phu suyt phai cat bo tu cung sau con dau bung duoi
Sức khỏe của trẻ đã ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới. Ảnh: BVCC. 
Bác sĩ này cũng nhận định trường hợp như sản phụ H. rất hy hữu. Thông thường, nhau bong non sẽ xảy ra ở các trường hợp sản phụ có tiền sử tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc do chấn thương. Tuy nhiên, trước đó, sức khỏe của sản phụ H. hoàn toàn ổn định.
Vì vậy, bác sĩ Dung khuyến cáo các bà mẹ khi mang thai cần sớm phát hiện những bất thường về sức khỏe, đặc biệt là vài tháng cuối thai kỳ. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ tính mạng của sản phụ và thai nhi. Khi phát hiện ra bất thường, bà bầu cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để thăm khám kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Âm nhạc làm dịu êm tâm lý cho sản phụ khi sinh mổ

(Kiến Thức) - Thêm 1 trải nghiệm dịu êm cho sản phụ sinh mổ tại bệnh viện Từ Dũ.

Am nhac lam diu em tam ly cho san phu khi sinh mo
 

Tai nghe để lắng dịu tâm hồn làm giảm đi lo âu trong lúc phẫu thuật là một trong những cải tiến mới nhằm đem đến trải nghiệm êm ái cho sản phụ sinh mổ tại bệnh viện Từ Dũ. Thấu hiểu tâm trạng bất an này có thể làm sản phụ tăng huyết áp, tăng nhịp tim... các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ đã cho sản phụ được thư giãn bằng các bản nhạc hoà tấu.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt thường rất chậm và không có biểu hiện ở bệnh nhân ở giai đoạn sớm, chính vì vậy mà rất nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn dẫn tới điều trị rất khó.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, ung thư tiền liệt tuyến đứng thứ 4 trong các loại ung thư phổ biến với số lượng 1.276.106 ca mắc mới và tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 8 trong các loại bệnh ung thư với 358.242 ca tử vong. Tuy nhiên, tại Việt Nam, ung thư tiền liệt tuyến chỉ đứng hàng thứ 11 với 3.959 ca mới mắc và có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 13 với 1.873 ca tử vong năm 2018.

Tiền liệt tuyến nằm phía dưới bàng quang và phía trên trực tràng, nằm cạnh tuyến tiền liệt là túi tinh (seminal vesicles), đường dẫn nước tiểu (Uretha) đi xuyên qua trung tâm của tuyến tiền liệt. Kích thước của tuyến tiền liệt thay đổi theo độ tuổi, ở nam giới trẻ tuổi, kích thước tuyến tiền liệt tương đương với kích thước của quả óc chó và lớn hơn khi nam giới về già.

Hầu hết tế bào ung thư tuyến tiền liệt thuộc loại ung thư biểu mô tuyến, trong một số trường hợp tế bào ung thư tuyến tiền liệt phát triển nhanh nhưng hầu hết là sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt thường rất chậm và không có biểu hiện về bệnh lý ở bệnh nhân ở giai đoạn sớm, chính vì vậy mà rất nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn dẫn tới điều trị rất khó khăn và có khả năng gây tử vong.

BS. Lê Thị Khánh Tâm - Trưởng khoa Ung bướu xạ trị, Bệnh viện Hữu nghị cho biết, bệnh ung thư tuyến tiền liệt có xu hướng tăng lên tại Việt Nam. Theo ước tính của Globocan, ung thư tuyến tiền liệt xếp hàng thứ 6 về tỷ lệ mắc trong các loại ung thư, cao hơn năm bậc so với thống kê vào năm 2012. Chiếu theo ước tính này, có xấp xỉ 40 nam giới mắc bệnh trong 100.000 dân. Tỷ lệ tử vong lên đến 45% so với số mắc.

Ung thư tuyến tiền liệt có thể được kiểm soát tốt, kéo dài thời gian sống cho người bệnh, nâng cao chất lượng sống hơn nhiều bệnh ung thư khác khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bài bản.

Tuy nhiên, hiện chưa có chương trình sàng lọc, chẩn đoán sớm nào cho người bệnh ung thư tuyến tiền liệt trong cộng đồng. Bên cạnh đó, một số bác sĩ chưa được tìm hiểu sâu về biện pháp điều trị bệnh ung thư này, hoặc cho rằng bệnh chỉ cần cắt tinh hoàn, không có biện pháp điều trị khác bổ sung.

Dấu hiệu nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt
Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu nào gợi ý rõ ràng và đa số các dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể gặp ở các bệnh lý khác. Tuy nhiên, có thể ghi nhận một số dấu hiệu sau:

- Tiểu khó, tiểu lắt nhắt.

- Nước tiểu có máu nhưng thường lượng máu rất ít, mắt thường khó phát hiện được mà phải nhờ đến xét nghiệm (tiểu máu vi thế).

- Tuyến tiền liệt to hơn bình thường và có thể sờ thấy một nhân cứng. Để biết cần phải cho tay vào hậu môn khám.

- Khi bệnh tiến triển nặng có thể gặp các triệu chứng như: rối loạn cương: bệnh nhân có thể không cương được hay không giữ được tình trạng cương đủ lâu; phù 2 bàn chân; tiểu không tự chủ hay bí tiểu; đau nhức xương hay có thể bị gãy xương khi gặp một chấn thương nhẹ.

Để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tiền liệt cần phải phải lưu ý khám tầm soát ung tuyến tiền liệt hàng năm ở nam giới trên 50 tuổi. Nếu gia đình có cha, anh ruột bị ung thư tuyến tiền liệt nên khám tuyến tiền liệt thường niên từ tuổi 40. Thăm khám hậu môn trực tràng: với các bác sĩ có kinh nghiệm có thể phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ của ung thư tuyến tiền liệt...

Các thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến chưa có di căn xa được điều trị đúng phương pháp sống thêm sau 5 năm là gần 100 %, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 30% ở các bệnh nhân đã có di căn xa. Do đó phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng phương pháp là yếu tố vô cùng quan trọng trong chữa khỏi ung thư tiền liệt tuyến – một căn bệnh có tỷ lệ chữa khỏi rất cao nhưng diễn biến của bệnh rất chậm và triệu chứng thường không rõ ràng dẫn đến khi điều trị bệnh nhân đã có di căn xa, lúc này khả năng chữa khỏi bệnh rất thấp.