Sai và cách nhận sai từ việc gỡ dải phân cách vô duyên

(Kiến Thức) - Cuối cùng thì cái dải phân cách cứng trên con đường trước nhà tôi cũng đã được dỡ đi sau gần 3 năm gây ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn...

Sai va cach nhan sai tu viec go dai phan cach vo duyen
 Ảnh minh họa.
Cuối cùng thì cái dải phân cách cứng trên con đường trước nhà tôi cũng đã được dỡ đi sau gần 3 năm gây ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn, biết bao nhiêu bức xúc cho những người quanh đấy. Cứ thấy ầm một tiếng, ngó ra đã thấy người nằm sõng soài, xe văng một nơi, biển báo bắn đi một nẻo. Lắm hôm trời mưa có tới mấy vụ tai nạn như vậy. Nhẹ thì nằm một lúc rồi đứng dậy đi tiếp, nặng thì xe hỏng, người nằm mãi không dậy phải đưa đi cấp cứu... Bực vô cùng, nhiều lúc chỉ muốn đạp một cái cho bay cả cái dải phân cách phi lý kia đi.
Ngay từ khi Hà Nội mới cho đặt những dải phân cách cứng này, báo chí đã nhiều lần phản ánh những bất cập của nó là rất dễ gây tai nạn, nhưng người ta cũng mặc kệ. Không như vụ việc trên cầu Nhật Tân dải phân cách cứng gây tai nạn đâm xe đã phải tháo dỡ ngay. Có lẽ vì đây là công trình trọng điểm, được quan tâm đến nhiều nên không thể để một việc nguy hiểm như thế gây trở ngại.
Cái kiểu cách làm ăn này rất lạ. Thấy sai, thấy gây nguy hiểm cho người dân mà cố tình không sửa. Tôi chắc là họ biết cả đấy, nhưng chả lẽ vừa lắp đặt lại tháo dỡ thì vô duyên quá, nên họ cứ làm ngơ. Để thời gian trôi qua rồi tháo gỡ dần. Như đoạn đường trước nhà tôi, dài chưa tới nửa cây số, hai làn đường có tới 5 đoạn phân cách cứng, cách một đoạn lại đặt một đoạn như là những cái bẫy vậy. Rồi tháo dỡ dần đi 3, còn hai đoạn cuối cùng vừa được tháo dỡ nốt đấy. Không nói đến những tốn kém về kinh tế, bày ra rồi lại bỏ, phí phạm vô cùng. Điều đáng nói là nếu nó đã gây nguy hiểm, dù cho một người dân thì cũng phải được quan tâm để rút kinh nghiệm hay cần thiết thì dỡ bỏ. Chứ không thể có kiểu cố đấm ăn xôi, bày ra việc vô lý rồi cứ bắt người khác phải hứng chịu như thế. Cứ làm kiểu ấy thì bao giờ mà tiến bộ được.
Chúng ta giống nhau ở chỗ ai thì cũng có thể mắc sai lầm, nhưng khác nhau ở chỗ nhận ra và sửa chữa nó thế nào. Ỉm đi, lờ đi cũng là một cách. Rồi mọi cái cũng có thể được bỏ qua, nhưng biết bao người đã phải chịu tai nạn thì còn oán hận mãi. Thẳng thắn nhận sai và sửa ngay thì có thể phải chịu phạt, chịu kỷ luật, nhưng tránh cho nhiêu việc đáng tiếc xảy ra.

Phẫn nộ những vụ quan chức ăn chặn của người nghèo

(Kiến Thức) - Hàng loạt vụ quan xã, huyện, giám đốc trung tâm... ăn chặn, "cầm nhầm" tiền của hỗ trợ cho dân nghèo thời gian qua khiến dư luận không khỏi phẫn nộ. 

12 con dê cho hộ nghèo "đi nhầm" vào trang trại bí thư huyện ủy
Mới đây, báo Lao Động có bài phản ánh về việc 12 con dê dành cho hộ nghèo được chuyển thẳng vào trang trại của gia đình ông bí thư huyện ủy huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa) nhưng hơn nửa năm sau, khi có tố cáo của người dân, ông này mới “phát hiện” ra và trả lại cho dân.

Ô tô 29 chỗ đưa đón học sinh bốc cháy dữ dội

(Kiến Thức) - Một chiếc ô tô 29 chỗ chạy hợp đồng đưa đón học sinh, đang di chuyển trên đường thì bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến xe hỏng nặng.

Vụ việc nói trên xảy ra vào khoảng 15h chiều 19/1/2015 tại đường Huỳnh Tấn Phát (đoạn qua phường Tân Phú, quận 7, TP HCM) khiến một chiếc ô tô 29 chỗ bị hư hỏng nặng.
O to 29 cho dua don hoc sinh boc chay du doi
 Hiện trường vụ cháy ô tô 29 chỗ.

“Bêu” người vi phạm giao thông trên báo: xâm phạm danh dự?

Theo luật sư, việc đưa thông tin người vi phạm giao thông lên báo chí thông thường là vi phạm về pháp luật xử lý vi phạm hành chính và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Luật sư cho rằng, việc đưa thông tin người vi phạm giao thông lên báo chí là cần thiết nhưng cần cân nhắc khả năng về kinh phí, cán bộ thực hiện công việc này.

Vừa qua, Bộ Công an đang đã đưa dự thảo lấy ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2010/TT-BCA về việc thông báo người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông. Phạm vi chịu điều chỉnh của dự thảo bao gồm cả trên đường bộ, đường thủy và đường sắt.