Sai lầm khi ăn bí đỏ bạn tuyệt đối không được mắc phải

Bí đỏ là một trong những thực phẩm chứa nhiều vitamin A nhưng cần chú ý ăn đúng cách.

Trong số các loại quả, bí đỏ là 'nhà vô địch' về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Nghiên cứu gần đây cho thấy, chất kẽm có trong bí đỏ trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể.
Tuy nhiên nhiều người không biết rằng, nếu lạm dụng bí đỏ, loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này có thể gây tác dụng phụ nặng nề lên cơ thể con người.
Công dụng tuyệt vời của bí đỏ
Những chất physterol và những axit béo omega 3, omega 6 có nhiều trong hạt bí đỏ là những chất có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và huyết áp.
Sai lam khi an bi do ban tuyet doi khong duoc mac phai
Ảnh minh họa. 
Phát triển não bộ
Bí đỏ chứa nhiều chất axit glutamine, chất cần thiết cho hoạt động não bộ, có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não, bồi dưỡng não.
Tác dụng giảm cân
Bí đỏ là một thực phẩm giàu chất xơ,chứa hàm lượng calo và chất béo thấp. Tác dụng của bí đỏ chính là một thực phẩm lí tưởng cho những người muốn giảm cân hay những người thừa cân, béo phì.
>>> Mời độc giả xem video: "Công dụng chữa bệnh của rau bí đỏ không thể bỏ qua" tại đây. Nguồn: Theo YouTube.
Nguồn video: YouTube/Cuộc sống hạnh phúc.
Không chỉ là thực phẩm được chế biến thành những món ăn ngon, rau bí đỏ còn có những công dụng chữa bệnh hiệu quả đối với nhiều người.
Tăng cường hệ miễn dịch
Bí đỏ rất giàu hàm lượng vitamin C nên có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch trở nên khỏe mạnh. Với hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể của chúng ta sẽ chống lại được các vi khuẩn, vi rút có hại.
Tốt cho sự phát triển thai nhi
Những chất trong hạt và hoa bí đỏ giúp cho thai nhi phát triển tế bào não, tăng cường sức sống cho thai nhi và giúp ngăn ngừa những chứng phù nề, tăng huyết áp, các biến chứng khác khi mang thai và phòng chống bệnh sốt xuất huyết sau khi sinh.
Tốt cho xương và mắt
Bí đỏ giàu carotene, trong cơ thể loại chất này được chuyển hóa thành Vitamin A giúp duy trì thể lực. Chất khoáng và canxi, natri, kali có trong bí đỏ có tác dụng đặc biệt với người già và người bệnh huyết áp.
Giúp ngăn ngừa loãng xương và tăng huyết áp. Hơn nữa nó còn chứa magie, phốtpho, sắt, đồng, mangan, crôm và nhiều yếu tố khác giúp xương phát triển.
Làm đẹp da, chống lão hóa
Một trong những lợi ích thiết yếu của bí đỏ đối với phụ nữ bao gồm khả năng bảo vệ làn da, giúp da chống lại các tác hại của ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa tình trạng mất nước, khô da.
Hơn nữa, bí đỏ còn chứa hàm lượng vitamin C cao giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, các đốm nâu… Thường xuyên dùng bí đỏ sẽ giữ cho làn da của bạn mềm mượt và tươi trẻ.
Sai lầm không được mắc khi ăn bí đỏ
Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.
Không ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần vì trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, khi ăn nhiều chất này sẽ dự trữ ở gan và dưới da, nên lòng bàn tay, bàn chân, chóp mũi dễ có màu vàng.
Không nên ăn bi đỏ già để lâu, vì khi để lâu bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ quá cao.

Bé có các đặc điểm này là đã muốn ăn dặm lắm rồi mẹ nhé!

Với mỗi phương pháp dặm bé lại có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, có thể tương đồng ở điểm nào đó nhưng có những điểm khác nhau.

1. Ăn dặm truyền thống
Be co cac dac diem nay la da muon an dam lam roi me nhe!
 
- Bé chảy nhiều dãi
- Nhú mầm răng
- Bé có thể tự ngồi vững hoặc ngồi vững khi được mẹ đỡ
- Bé có vẻ có cử động nhai: miệng nhai tóp tép, đưa lưỡi từ bên nọ sang bên kia.
- Bé tỏ ra vẫn đói sau cữ bé mẹ: quấy khóc, ngủ không yên giấc, đòi bú đêm
- Bé tỏ ra tò mò, hào hứng khi thấy bố mẹ ngồi ăn, nhìn chằm chằm khi người lớn ăn
- Cân nặng của bé nặng gấp đôi lúc sinh và bé nặng ít nhất 5.9 kg
2. Ăn dặm kiểu Nhật
Be co cac dac diem nay la da muon an dam lam roi me nhe!-Hinh-2
 
Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, nếu bạn thấy những dấu hiệu dưới đây thì hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm:
- Trẻ thích thú với bữa ăn người lớn. Khi người lớn ăn cơm, nếu trẻ há miệng và không ngừng cử động tay chân, đó chính là một dấu hiệu trẻ muốn ăn
- Trẻ nhanh đói: Trẻ đòi ăn mặc dù chưa đến cữ, lúc đó bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm
- Trẻ có thể ngồi được nếu bạn đỡ trẻ. Nếu trẻ đã cứng cổ và ngồi vững được khi bạn đỡ, có nghĩa là trẻ đã cứng cấp và có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
- Phản xạ bú của trẻ giảm đi. Nếu cho thìa vào miệng mà trẻ ít dùng lưỡi để mút (giảm phản xạ bú) cũng là một dấu hiệu.
3. Ăn dặm BLW
Be co cac dac diem nay la da muon an dam lam roi me nhe!-Hinh-3
 

Sốc khi phát hiện ra ngoài tôi ‘vợ ngoan’ còn một… người chồng khác

Tôi vừa ‘alo’ thì đầu dây bên kia có tiếng đàn ông hỏi ‘anh là ai?’. Tôi trả lời luôn ‘tôi là chồng L. Thế còn anh?’. Đầu dây bên kia nói ‘tôi cũng là chồng của cô ấy’
 

Bạn gái tôi là người miền Bắc. Tôi quen cô ấy khi cô ấy xin vào làm cùng công ty với tôi. Cô ấy là một người phụ nữ chăm chỉ, giỏi giang, biết ứng nhân xử thế (hay còn gọi là chơi đẹp) nên mọi người trong công ty tôi rất thích.