Run lẩy bẩy vào động rắn lớn nhất thế giới

Động rắn Narcisse Snake Dens ở Manitoba (Canada) được xem là nơi tập trung nhiều rắn nhất trên thế giới.

Run lay bay vao dong ran lon nhat the gioi
 Các nhà nghiên cứu cho biết, sở dĩ hiện tượng lạ xảy ra ở khu vực này là do hai yếu tố địa chất: những khe hở đá vôi và địa hình đầm lầy.
Mỗi năm, hàng chục ngàn con rắn red-sided gater (tên khoa học là Thamnophis sirtalis infernalis) tập trung về những hố lớn nơi đây để tìm bạn tình giao phối, tuy nhiên trong mỗi ổ rắn như vậy chỉ có duy nhất một con cái.

Mời quý độc giả xem clip về động rắn Narcisse Snake Dens của kênh National Geographic:

Red-sided gater là loài rắn có dải vàng trên nền da nâu hoặc xanh lá cây, có chiều dài khoảng từ 55 - 137cm và trọng lượng trung bình mỗi con là 150g. Loài rắn này được cho là vô hại đối với con người. Hàng năm chúng tập trung về vùng nông thôn Narcisse thuộc tỉnh Manitoba của Canada để thực hiện hoạt động giao phối kỳ lạ khi hàng nghìn con rắn đực “tranh nhau” giao phối với một con rắn cái duy nhất.
Các nhà nghiên cứu cho biết, sở dĩ hiện tượng lạ xảy ra ở khu vực này là do hai yếu tố địa chất: những khe hở đá vôi và địa hình đầm lầy. Khu vực này là địa điểm lý tưởng trong mùa hè với nguồn thức ăn dồi dào từ vùng đầm lầy như ếch, nhái, chuột... Còn trong mùa đông, những khe hở đá vôi dẫn sâu xuống lòng đất trở thành nơi trú ngụ an toàn, bảo vệ chúng khỏi mùa đông khắc nghiệt với nhiệt độ có thể xuống tới -40 độ C.
Vào thời kỳ sinh sản của loài rắn này, người ta có thể trông thấy trứng rắn nằm khắp mọi nơi, trên những cành cây, trên mặt đất, trên rìa hang... Theo các nhà khoa học, ước tính có 35.000 con rắn trong một chiếc hố và có hơn 250.000 con trong các khu vực lân cận.
Có bốn tụ điểm rắn hoạt động tại khu vực quản lý động vật hoang dã Narcisse. Các tụ điểm được kết nối bởi một con đường mòn kéo dài 3km. Hàng năm vào mùa hè, khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về để xem cảnh tượng về loài bò sát không có nọc độc này.

Kinh hãi cảnh người dùng miệng hôn, cắn rắn độc

(Kiến Thức) - Cảnh người đàn ông dùng miệng hôn rắn hổ mang, cắn nhẹ vào hàm rắn cạp nong khiến người ta cảm thấy kinh hãi.

Dù là người có khả năng thôi miên rắn, nhưng người đàn ông Thái Lan này vẫn khiến những người chứng kiến phải thót tim khi biểu diễn màn hôn, cắn nhẹ những loài rắn độc như rắn hổ mang, cạp nong.
Dù là người có khả năng thôi miên rắn, nhưng người đàn ông Thái Lan này vẫn khiến những người chứng kiến phải thót tim khi biểu diễn màn hôn, cắn nhẹ những loài rắn độc như rắn hổ mang, cạp nong. 

Màn diễn rợn người này diễn ra trong show diễn Schlangenfarm và rắn (Schlangenfarm and Snake Show) ở Pattaya, Thái Lan.
Màn diễn rợn người này diễn ra trong show diễn Schlangenfarm và rắn (Schlangenfarm and Snake Show) ở Pattaya, Thái Lan. 

Người đàn ông dùng miệng ngậm chặt con rắn cạp nong trước khi dùng tay gỡ tấm thân dẻo, khỏe của con vật quấn quanh đầu như sắp giết chết anh chàng.
Người đàn ông dùng miệng ngậm chặt con rắn cạp nong trước khi dùng tay gỡ tấm thân dẻo, khỏe của con vật quấn quanh đầu như sắp giết chết anh chàng. 

Người thôi miên rắn tiến hành loại bỏ nọc độc từ một con rắn hổ mang Xiêm.
Người thôi miên rắn tiến hành loại bỏ nọc độc từ một con rắn hổ mang Xiêm. 

Chuẩn bị cho màn hôn rắn ấn tượng trong show diễn tiếp theo.
Chuẩn bị cho màn hôn rắn ấn tượng trong show diễn tiếp theo. 

Hình ảnh rùng mình khiến nhiều người chứng kiến phát ngốt.
Hình ảnh rùng mình khiến nhiều người chứng kiến phát ngốt. 

Nọc độc của rắn hổ mang chủ yếu đầu độc thần kinh, và nó hoàn toàn có thể giết chết một người chỉ bằng một cú cắn.
 Nọc độc của rắn hổ mang chủ yếu đầu độc thần kinh, và nó hoàn toàn có thể giết chết một người chỉ bằng một cú cắn.

Kinh hoàng đảo rắn độc bậc nhất thế giới

(Kiến Thức) - Cứ 1m2 trên hòn đảo Iiha da Queimada Grande thì có 1-5 con rắn hổ lục đầu vàng, một trong những loài rắn độc nhất thế giới.

Hòn đảo Iiha da Queimada Grande của Brazil nằm ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Sao Paulo 35km là nỗi ám ảnh kinh hoàng khi có tới gần 400 nghìn con rắn độc bậc nhất thế giới sinh sống.
Hòn đảo Iiha da Queimada Grande của Brazil nằm ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Sao Paulo 35km là nỗi ám ảnh kinh hoàng khi có tới gần 400 nghìn con rắn độc bậc nhất thế giới sinh sống. 

Hòn đảo nhiều rắn tới mức cứ 1m2 thì có 1-5 con rắn hổ lục đầu vàng bản địa, một trong những loài rắn được cho là độc nhất thế giới.
Hòn đảo nhiều rắn tới mức cứ 1m2 thì có 1-5 con rắn hổ lục đầu vàng bản địa, một trong những loài rắn được cho là độc nhất thế giới. 

Hòn đảo Iiha da Queimada Grande rộng khoảng 45 ha, từng mang tên “đảo cháy” do bị ngư dân đốt rừng và đuổi động vật hoang dã vào trong rừng sâu. Nó có tên gọi quen thuộc là “đảo rắn” do có quá nhiều loài rắn độc trên đảo, điển hình là rắn hổ lục đầu vàng.
Hòn đảo Iiha da Queimada Grande rộng khoảng 45 ha, từng mang tên “đảo cháy” do bị ngư dân đốt rừng và đuổi động vật hoang dã vào trong rừng sâu. Nó có tên gọi quen thuộc là “đảo rắn” do có quá nhiều loài rắn độc trên đảo, điển hình là rắn hổ lục đầu vàng. 

Rắn hổ lục đầu vàng trưởng thành có thể dài hơn 0,5m, nọc độc mạnh hơn 5 lần so với nọc rắn trong đất liền.
Rắn hổ lục đầu vàng trưởng thành có thể dài hơn 0,5m, nọc độc mạnh hơn 5 lần so với nọc rắn trong đất liền. 

Loài rắn tại đảo này chỉ ăn chim thay vì ăn động vật có vú. Vết cắn của nó có thể giết chết người chỉ sau 2 tiếng, gây sưng đau, ói mửa, bầm tím, chảy máu nội tạng, suy thuận, xuất huyết não và dẫn tới hoại tử cơ bắp nghiêm trọng.
Loài rắn tại đảo này chỉ ăn chim thay vì ăn động vật có vú. Vết cắn của nó có thể giết chết người chỉ sau 2 tiếng, gây sưng đau, ói mửa, bầm tím, chảy máu nội tạng, suy thuận, xuất huyết não và dẫn tới hoại tử cơ bắp nghiêm trọng. 

Hòn đảo đã trở thành nhà “độc quyền” của loài rắn độc, do hầu như không có người sinh sống trên đó.
Hòn đảo đã trở thành nhà “độc quyền” của loài rắn độc, do hầu như không có người sinh sống trên đó. 

Chỉ có các nhà khoa học và người canh gác ngọn hải năng mới được cơ quan chức năng nước này cho phép đặt chân đến đảo, vì người thường đến rất dễ tử vong vì sự hiện diện đông đúc của loài rắn độc.
Chỉ có các nhà khoa học và người canh gác ngọn hải năng mới được cơ quan chức năng nước này cho phép đặt chân đến đảo, vì người thường đến rất dễ tử vong vì sự hiện diện đông đúc của loài rắn độc. 

Xét về độ nguy hiểm, đảo rắn độc ở Brazil còn nguy hiểm hơn cả khu vực bị ô nhiễm phóng xạ Chernobyl và các núi lửa bùn tại Azerbaijan.
 Xét về độ nguy hiểm, đảo rắn độc ở Brazil còn nguy hiểm hơn cả khu vực bị ô nhiễm phóng xạ Chernobyl và các núi lửa bùn tại Azerbaijan.

Nữ 9X xinh đẹp lập đại bản doanh bán ma túy

(Kiến Thức) - Công an tỉnh Lâm Đồng vừa triệt phá thành công vụ án mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy của một nữ 9X ở Đà Lạt.

Nu 9X xinh dep lap dai ban doanh ban ma tuy
Công an làm việc với đối tượng tại hiện trường.
Công an tỉnh Lâm Đồng đang hoàn thiện hồ sơ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Thị Thúy Lệ, còn gọi là “Út” (SN 1993, thường trú tại Phan Rang) về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy.
Vào lúc 17h ngày 5/1, tại số nhà 16/12 đường Phạm Ngũ Lão, P.3, Đà Lạt, Công an đã bắt quả tang Lệ đang tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy

Đám mây màu tím kỳ quái khổng lồ trên bầu trời Nga

(Kiến Thức) - Một người đàn ông đã quay lại được một đám mây có hình thù và màu sắc kỳ quái trên bầu trời nước Nga. 

Dam may mau tim ky quai khong lo tren bau troi Nga
 Hình ảnh đám mây màu tím kỳ lạ trên bầu trời nước Nga.
Đám mây màu tím có hình thù kỳ quái, xuất hiện lúc rạng đông trên bầu trời khu vực thành phố Apatity, miền Tây Bắc Murnansk, Nga.  

Hy hữu trọng tài nhận thẻ đỏ từ... cầu thủ

(Kiến Thức) - Một sự cố hy hữu đã diễn ra trong trận đấu giữa Valencia và Real Madrid cuối tuần qua khi một cầu thủ nhặt được thẻ đỏ và trả lại trọng tài.

Hy huu trong tai nhan the do tu... cau thu
 Hình ảnh James Rodriguez trả lại thẻ đỏ cho trọng tài.
Trong trận đấu giữa Valencia và Real Madrid diễn ra trên sân Mestalla cuối tuần qua, một sự cố hy hữu đã diễn ra khi vị trọng tài đã làm rơi chiếc thẻ đỏ. Cầu thủ James Rodriguez bên phía Real Madrid đã nhặt được và trả lại cho trọng tài.
Mời quý độc giả xem video tình huống James Rodriguez trả lại thẻ đỏ cho trọng tài: