Rực rỡ tinh vân Orion trong diện mạo đa sắc mới

(Kiến Thức) - Miguel Claro, chủ nhân bức ảnh tinh vân Orion trong diện mạo đa sắc rực rỡ vừa công bố là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, là tác giả và nhà truyền thông khoa học có trụ sở tại Lisbon, Bồ Đào Nha.

Trong bức ảnh mới nhất vừa công bố, ông đã chụp lại bức ảnh tinh vân Orion trong diện mạo đa sắc rực rỡ chưa từng thấy.
Ở trung tâm của hình ảnh, ba siêu sao khổng lồ màu xanh sáng - Mintaka, Alnilam và Alnitak (từ trái sang phải) tạo thành một bộ ba sao nổi tiếng còn gọi là Orion Belt , nằm trong tinh vân Orion.
Nguồn ảnh: phys.
Nguồn ảnh: phys. 
Xuất hiện dưới dạng một hình bóng kỳ lạ nằm ở phía trước đám mây màu đỏ gần phía trên hình ảnh là một tinh vân phát xạ được gọi là IC 434 - là Tinh vân Con ngựa mang tính biểu tượng, một đám mây đen tối che khuất bụi ở bên phải Alnitak, ngôi sao phía đông của Dải Tinh vân Orion. Bên dưới là Alnitak, nghĩa là Tinh vân Lửa.

Mời quý vị xem video: Tinh vân Carina chi tiết chưa từng thấy

Sau đám mây dày đặc, chúng ta thấy Messier 78, một tinh vân phản xạ ánh sáng màu xanh nằm ở trung tâm của bức tranh. Không giống như các đám mây khí phát xạ, phát ra ánh sáng của chúng, phản xạ ánh sáng này phản chiếu ánh sáng từ các sao gần đó.
Đám mây đỏ sáng thứ hai trải dài ngang qua bức ảnh là Loop of Barnard (được chỉ định là Sh 2-276), một tinh vân phóng xạ tạo thành một vòng cung khổng lồ trải dài trong tinh vân.

Kinh ngạc phát hiện nhiều thứ lạ trong tinh vân Orion

(Kiến Thức) - Nhiều sợi khí lạnh bất ngờ được nhìn thấy trong tinh vân Orion, không dễ gì được nhìn thấy được ở cả bước sóng quang học và hồng ngoại mà chỉ có thể phát hiện được nhờ công nghệ thăm dò bước sóng milimet của Đài ALMA.

Hình ảnh ngoạn mục và bất thường này cho thấy một phần của tinh vân Orion, một khu vực hình thành sao nằm cách Trái đất khoảng 1350 năm ánh sáng, quan sát bởi Đài quan sát ALMA, Chi Lê.
Qua hình ảnh có thể thấy có một nhóm ngôi sao màu xanh trắng phát sáng ở phía trên, bên trái hình là Cụm Trapezium - gồm các ngôi sao trẻ nóng chỉ vài triệu năm tuổi.

Tro từ các vụ nổ siêu tân tinh ở đâu Trái đất?

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng tro các vụ nổ siêu tân tinh trên không gian xuất hiện dưới lòng đại dương Trái đất.

Trong đống tro tàn các vụ nổ siêu tân tinh trên không gian được tìm thấy chứa rất nhiều mảnh vỡ sắt phóng xạ 60 lâu năm, nằm trong các lớp trầm tích được tìm thấy dưới biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Phát hiện xác chết sao khổng lồ cạnh thiên hà Andromeda?

(Kiến Thức) - Một đối tượng thiên văn kỳ lạ có thể là xác chết sao khổng lồ được phát hiện nằm cạnh thiên hà Andromeda.

Phat hien xac chet sao khong lo canh thien ha Andromeda?
 Đối tượng nghi là xác chết sao khổng lồ được phát hiện nằm trong khu vực không gian cạnh thiên hà Andromeda và có tên gọi là Swift J0042.6 + 4112. Nguồn ảnh: Space.