Rủ nhau ăn thử... lá ngón, hai bé gái ngộ độc nặng

Hai bé rủ nhau đi chơi trong bản thấy có hoa lạ bên đường nên đã rủ nhau ăn thử và hậu quả là ngộ độc lá ngón phải nhập viện cấp cứu.

Hai bé đã được hồi phục vì cấp cứu kịp thời.
Hai bé đã được hồi phục vì cấp cứu kịp thời.
Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu – Nhi, Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu, Sơn La vừa cấp cứu kịp thời hai bé gái người Mông ở Cày Tỵ xã Chiềng Khừa, Mộc Châu bị ngộ độc lá ngón.
Theo lời kể của gia đình, hai chị em là Dừ Thị San 7 tuổi, Giừ Thị Trú 9 tuổi là chị em họ rủ nhau đi chơi trong bản. Trong lúc đi chơi phát hiện thấy cây hoa lạ và đẹp bên đường liền ngắt ăn 3 lá, ăn xong các bé thấy đau bụng, nôn, khó thở.
Khi bố mẹ phát hiện con đau bụng hỏi ăn gì, các bé chìa chiếc lá ra và gia đình phát hiện đó là lá ngón. Gia đình lập tức đưa bé đến Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu cấp cứu.
BS. Nguyễn Thu Hường, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu - Nhi cho biết, lúc nhập viện hai bé trong tình trạng lờ đờ, da xanh tái, đau bụng, khó thở… Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành câp cứu theo đúng phác đồ như rửa ruột, truyền dịch giải độc và thùng thuốc đối kháng, thở oxi cấp cứu kịp thời.
Hiện sức khỏe hai cháu đã ổn định, ăn uống đi lại bình thường.
BS. Hường cũng cho biết thêm, rất may hai cháu được người nhà phát hiện và đưa đến bệnh viện sớm trong giờ thứ 3 nên chất độc trong lá ngón chưa kịp ngấm vào máu nên công tác cấp cứu thuận lợi hơn.
Tại Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu các bác sĩ cũng khá thường xuyên tiếp nhận các trường hợp ngộ độc lá ngón, trong đó có cả các bệnh nhân người Lào. Nhiều trường hợp đáng tiếc đến viện muộn khi bệnh nhân đã đi vào hôn mê sâu nên không thể cứu chữa.
Theo bác sĩ Hường khi phát hiện có người ăn lá ngón, lập tức đưa đến bệnh viện sớm nhất có thể lúc đó dùng các biện pháp cấp cứu thải độc sẽ hiệu quả hơn.

Những loại lá cây “nhấm” vào là tắc thở

(Kiến Thức) - Lá xoan, lá ngón, mã tiền… là những loại cây, cỏ mọc tự nhiên quanh nhà. Độc tố của những loại cây này rất lớn, nó có thể giết người chỉ trong nháy mắt.

Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. Ngày xưa nhựa cây và tinh dầu cất từ lá và thân cây khi pha loãng được sử dụng để làm giãn tử cung. Thậm chí, hoa xoan không hấp dẫn đối với các loài ong bướm.
 Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. Ngày xưa nhựa cây và tinh dầu cất từ lá và thân cây khi pha loãng được sử dụng để làm giãn tử cung. Thậm chí, hoa xoan không hấp dẫn đối với các loài ong bướm.
Nhìn chung, tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định; hàm lượng cao nhất chứa trong quả.
 

Nhìn chung, tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định; hàm lượng cao nhất chứa trong quả. 

Sốc với “giáo trình” dạy tự tử trên mạng

Gần đây cư dân mạng liên tục truyền tai nhau về một “Giáo trình dạy tự tử”(GTDTT) xuất hiện trên một số trang web. Nhiều người thực sự tỏ ra hoang mang trước sự lan truyền chóng mặt của giáo trình gây “sốc” này.