4 bé gái cùng nhau ăn lá ngón, 1 cháu tử vong

(Kiến Thức) - Trong 4 cháu bé người Hòa Bình cùng ăn nhầm lá ngón trưa 19/5, một cháu chết ngay trong khi được bạn cõng về nhà.

Chị Bùi Thị Hoa,  ở thôn Dăm Chung, xã Nuông Dăm, Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, mẹ một trong 4 cháu bé, kể lại: Trưa 19/5, hai con gái chị cùng 2 con gái anh Bùi Văn C. hàng xóm rủ nhau lên đồi bắt cua đá, hái lá rừng cho vào ống tre nướng lên ăn, không may hái nhầm rồi ăn lá ngón mà không biết.
Ăn một miếng thấy đắng, cháu L. con gái chị Hoa đã nhả ra, 3 cháu còn lại vẫn tiếp tục. Cháu H. (7 tuổi) con anh C. ăn nhiều nhất nên một lát sau mặt mày trắng bệch, ngất xỉu. Ba đứa trẻ thay nhau cõng cháu về nhà. Nhưng vì H. nặng quá nên đi được một đoạn, bọn trẻ phải đặt bạn xuống đất rồi chạy về gọi người lớn lên cứu. "Lúc chúng tôi tới nơi, cháu H. đã tử vong", chị Hoa cho biết.
4 bé gái cùng nhau an lá ngón, 1 cháu tu vong
Cháu Bùi Thị T. (11 tuổi) con của chị Bùi Thị Hoa và là một trong bốn cháu nhỏ ăn phải lá ngón đang nằm điều trị tại Bệnh viện huyện Kim Bôi.
Trong 4 đứa trẻ, chỉ có cháu L. con chị Hoa vì kịp nhả miếng thức ăn có lá ngón ra nên không có biểu hiện ngộ độc. Hai cháu còn lại sau đó đều phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Trong đó, một đứa con khác của chị Hoa được điều trị tại Bệnh viện huyện Kim Bôi, hiện đã qua vòng nguy hiểm và dần hồi phục. Các bác sĩ cho biết khi đến bệnh viện, toàn bộ khuôn mặt của cháu đã chuyển màu tím tái.
Còn cháu bé 8 tuổi con anh C., chị của cháu H. xấu số, do tình trạng ngộ độc quá nặng nên đã được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Đến sáng nay, tình hình sức khỏe của cháu đã tạm thời ổn định và qua cơn nguy kịch.

Đi du lịch, nên mang chanh để phòng ngộ độc thức ăn

(Kiến Thức) - Ngộ độc có thể xuất hiện bất ngờ dù bạn nghĩ mình đã cẩn thận lắm rồi, làm hỏng chuyến du lịch mà bạn kỳ công thu xếp. Bí quyết tránh là gì?

Di du lịch, nen mang chanh dẻ phòng ngo doc thuc an
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Anh, mỗi năm có khoảng hơn 50.000 trường hợp bị ngộ độc thức ăn khi đang đi du lịch. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng một lỳ nghỉ tuyệt vời mà không cần lo lắng khi tuân thủ những cách sau. 
Di du lịch, nen mang chanh dẻ phòng ngo doc thuc an-Hinh-2
Lên kế hoạch ăn ngủ nghỉ đầy đủ trước khi đi du lịch. Hãy ăn nhiều trái cây và rau quả. Ngoài ra, bổ sung một chế độ ăn uống probiotic trong thời gian này để giúp dạ dày tạo một chiếc áo bảo vệ khỏi vi khuẩn có thể gặp trong chuyến đi. 

11 cách đơn giản bảo vệ bạn khỏi bức xạ điện thoại

(Kiến Thức) - Bức xạ điện thoại bao vây bạn gần như mọi giờ trong ngày, và đây là những cách đơn giản giúp bạn vẫn an toàn trong vòng vây đó. 

11 cach bao ve co the khoi buc xa dien thoai
 Dùng tai nghe. Nếu bạn có ý định nói chuyện điện thoại thời gian dài thì tốt nhất sử dụng tai nghe hoặc bật loa ngoài. Phương pháp này giúp điện thoại không chạm sát vào tai, đồng thời bức xạ điện thoại không gây hại tới não và mắt.
11 cach bao ve co the khoi buc xa dien thoai-Hinh-2
 Tránh để điện thoại túi áo trước ngực. Nhiều người, đặc biệt là nam giới có thói quen để điện thoại trong túi áo trước ngực, rất gần với tim. Thói quen này khiến cho bức xạ phát ra từ điện thoại có thể ảnh hưởng đến tim. Thay vào đó, bạn nên cất điện thoại trong túi xách hoặc túi quần.
11 cach bao ve co the khoi buc xa dien thoai-Hinh-3
Giữ điện thoại xa cơ thể. Nếu đang nói chuyện điện thoại bằng bộ ống nghe điện đài thì nên giữ nó xa cơ thể. Không nên đặt điện thoại trong lòng hoặc đơn giản chỉ là để trên bụng. 
11 cach bao ve co the khoi buc xa dien thoai-Hinh-4
Gửi tin nhắn. Nếu không có việc quá cần thiết, bạn có thể sử dụng tin nhắn để liên lạc. Bằng cách này điện thoại không tiếp xúc gần với tai, do đó sẽ bảo vệ bộ não khỏi bức xạ điện thoại. 
11 cach bao ve co the khoi buc xa dien thoai-Hinh-5
 Tránh dùng khi pin yếu. Khi pin điện thoại yếu, bạn nên hạn chế các cuộc gọi. Nguyên nhân là pin yếu có thể tạo ra nhiều sóng bức xạ hơn bình thường. Vì vậy, nên sạc pin đầy đủ mới sử dụng điện thoại.
11 cach bao ve co the khoi buc xa dien thoai-Hinh-6
 Tránh dùng khi đang sạc pin. Trong lúc sạc pin, tốt nhất tránh sử dụng điện thoại. Lúc này có rất nhiều mối nguy hiểm phát ra từ điện thoại ngoài bức xạ. Trong lúc đang sạc, điện thoại sẽ nóng hơn đáng kể so với khi được sử dụng bình thường. Do đó, khi sử dụng có thể gây thêm áp lực cho thiết bị và bộ sạc, dẫn tới cháy nổ.
11 cach bao ve co the khoi buc xa dien thoai-Hinh-7
 Sử dụng điện thoại có thương hiệu. Điện thoại có thương hiệu nổi tiếng đều được thử nghiệm các bức xạ phát ra. Trong khi đó những chiếc điện thoại có chất lượng thấp phát ra nhiều bức xạ hơn và gây nhiều tác hại tới sức khỏe.
11 cach bao ve co the khoi buc xa dien thoai-Hinh-8
 Tắt điện thoại khi ngủ. Thói quen đặt điện thoại bên cạnh trong lúc ngủ thực sự có hại cho sức khỏe. Trong khi ngủ, sóng bức xạ của điện thoại di động rất dễ gây ảnh hưởng lớn đến não. Nó có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, ngủ mê, rụng tóc, có người còn có cảm giác như bị kim châm ở mặt.
11 cach bao ve co the khoi buc xa dien thoai-Hinh-9
Tránh dùng điện thoại ở vùng sóng yếu. Bạn không nên cố gắng gọi điện trong khu vực sóng yếu. Khi thuê bao ở xa trạm thu phát sóng, tín hiệu sẽ yếu đi và thiết bị phải điều chỉnh để kết nối với trạm và làm tăng lượng bức xạ phát ra. 
11 cach bao ve co the khoi buc xa dien thoai-Hinh-10
Không gọi di động ở nơi không gian kín. Không nên gọi di động ở những nơi không gian kín như trong thang máy, trên tàu hoả, trong tàu điện ngầm… Bởi lúc đó, điện thoại di động sẽ phải phát bức xạ ở mức cao nhất để tránh trường hợp bị đứt đoạn tín hiệu. 
11 cach bao ve co the khoi buc xa dien thoai-Hinh-11
Hạn chế nói chuyện dài. Nếu không cần thiết, tốt nhất bạn không nên “nấu cháo” điện thoại. Bởi càng nói chuyện ít thì tỷ lệ hấp thụ bức xạ điện thoại càng thấp. 

Chết ngay tại bàn nhậu vì ăn so biển

(Kiến Thức) - Ăn so biển, 5 người đàn ông ngộ độc ngay tại bàn nhậu trong đó có 1 người tử vong tại chỗ.

Chết ngay bên mâm rượu
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo, trong thời gian gần đây, tại một số địa phương vùng biển của Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp ngộ độc do “cố tình” ăn so biển để làm thức ăn dù biết rằng so biển chứa độc tố gây ngộ độc rất nghiêm trọng.