Quy hoạch Điện 8: Áp lực tài chính như nào?

(Vietnamdaily) - Quy hoạch Điện 8 đã thống nhất phương án “đủ và xanh”, nhưng có thể sẽ khó thực hiện hơn Quy hoạch Điện 7 điều chỉnh do sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện giá cao như điện khí và điện năng lượng tái tạo.

Quy hoạch Điện 8: Mở ra một chương mới cho ngành điện Việt Nam
Sau những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26) và mới đây nhất là COP27, mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0”, Chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh quan điểm phát triển nguồn điện từ Quy hoạch Điện 7 (QHĐ7) sang một phương án chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ hơn trong Quy hoạch Điện 8 (QHĐ8).
Chứng khoán VNDirect cho rằng QHĐ8 đã đánh giá toàn diện hơn, đưa vào cân đối nhiều loại nguồn điện linh hoạt hơn, mở ra một chương mới cho ngành điện.
Về cơ bản, QHĐ7 và QHĐ8 đều được xây dựng nhằm đáp ứng kịch bản phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7% và tăng trưởng tiêu thụ điện trung bình khoảng 9% trong giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, tỷ trọng cơ cấu nguồn điện đã có sự thay đổi đáng kể, trong đó, QHĐ8 đẩy mạnh phát triển các giải pháp xanh hơn với nỗ lực hoàn thành các thỏa thuận trong “Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng” (JETP) đã ký kết trong 2022.
Quy hoach Dien 8: Ap luc tai chinh nhu nao?
 
Điện than: QHĐ8 đã chính thức loại bỏ khoảng 13.220MW điện than, cơ bản đánh dấu hồi kết sớm cho nguồn điện này. Dự kiến điện than sẽ đạt tăng trưởng kép thấp 2% giai đoạn 2021-30 sau đó giảm 1% giai đoạn 2030-50, chiếm lần lượt 19% và 4% tổng công suất nguồn điện.
Điện khí: Nguồn điện sẽ là mũi nhọn trong kế hoạch phát triển của Việt Nam giai đoạn 2021-30 với tăng trưởng kép đạt 26%, chiếm 27% tổng công suất nguồn điện. Trong 2030-50, phát triển điện khí sẽ chậm lại đạt 4%, chiếm 15% tổng công suất trong 2050.
Điện gió: Dự kiến điện gió sẽ là mục tiêu phát triển hàng đầu trong cả ngắn và dài hạn. Trong đó, điện gió trên bờ sẽ tăng trưởng kép 25% trong 2021- 30, và 6% trong 2030-50, chiếm lần lượt 14% và 13% tổng công suất giai đoạn này. Bên cạnh đó, dự kiến Việt Nam sẽ phát triển 6.000MW điện gió ngoài khơi đầu tiên từ nay đến 2030, sau đó sẽ tăng trưởng mạnh mẽ 15% trong 2030-50, chiếm 16% tổng công suất nguồn điện.
Điện mặt trời: Dự kiến sẽ hạn chế phát triển sau giai đoạn tăng trưởng ồ ạt 2020-21. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn khuyến khích phát triển điện mặt trời cho mục đích tự tiêu thụ. Theo đó, công suất điện mặt trời tăng khiếm tốn trong 2021-30 sau đó tăng mạnh 13% từ 2030-50, chiếm 33% tổng công suất.
Áp lực nhu cầu vốn để hiện thực hóa tham vọng xanh
VNDirect phân tích, với kịch bản chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, áp lực tài chính sẽ lớn hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển công suất nguồn điện của Việt Nam. So với QHĐ7, phương án chính thức trong QHĐ8 sẽ cắt giảm đáng kể việc phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, và giảm thiểu gánh nặng nhập khẩu điện.
Tuy nhiên, kế hoạch phát triển công suất trong QHĐ8 dự kiến sẽ làm tăng chi phí đầu tư của hệ thống trong giai đoạn 2021-2050 tùy kịch bản.
Quy hoach Dien 8: Ap luc tai chinh nhu nao?-Hinh-2
 
Theo quan điểm của VNDirect, QHĐ8 đã thống nhất được một phương án “đủ và xanh”, nhưng có thể sẽ khó thực hiện hơn QHĐ7 điều chỉnh do sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện giá cao như điện khí và điện năng lượng tái tạo, trong khi các công nghệ thay thế nhiên liệu đầu vào như hydro, ammoniac cho các nhà máy nhiệt điện vẫn chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm.
Cụ thể, tổng mức đầu tư cho nguồn điện dự kiến đạt 114 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030, phân bổ chủ yếu cho điện khí (30%) và điện gió (35%). Nhiệt điện than trong giai đoạn này cũng chiếm một phần không nhỏ khoảng 15% tổng nhu cầu vốn.
Giai đoạn 2030-2050, tổng nhu cầu vốn sẽ tăng mạnh và đạt khoảng 495 tỷ USD, trong đó nhu cầu vốn cho điện gió chiếm phần lớn (63%) và sau đó là điện mặt trời (18%).
Mặt khác, nhu cầu phát triển lưới điện dự kiến chiếm khoảng 11% tổng nhu cầu vốn ngành điện trong 2021-2030 và 7% trong 2031-2050. 
Quy hoach Dien 8: Ap luc tai chinh nhu nao?-Hinh-3
 
Còn theo Chứng khoán Agribank, giai đoạn 2021-2030, tổng vốn đầu tư dự kiến 134,7 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 119,8 tỷ USD (trung bình 12 tỷ USD/năm); lưới điện truyền tải khoảng 15 tỷ USD (trung bình khoảng 1,5 tỷ USD/năm).
Giai đoạn 2031-2050, tổng vốn đầu tư dự kiến 399,2 – 523,1 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 364,4 – 511,2 tỷ USD (trung bình khoảng 18,2 – 24,2 tỷ USD/năm); lưới điện truyền tải khoảng 34,8 – 38,6 tỷ USD (trung bình khoảng 1,7 – 1,9 tỷ USD/năm).
Doanh nghiệp nào hưởng lợi?
VNDirect nhận thấy việc ban hành QHĐ8 đã làm rõ hơn bức tranh ngành điện Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời cũng mở ra cơ hội tăng trưởng tươi sáng cho các doanh nghiệp nhóm ngành này. VNDirect đưa ra một số những doanh nghiệp sẽ có thể được hưởng lợi từ QHĐ8.
VNDirect cho rằng các doanh nghiệp lĩnh vực xây lắp hạ tầng điện sẽ được hưởng lợi rõ ràng nhất nhờ khối lượng công việc khá cao trong kế hoạch của QHĐ8, đặc biệt trong các nhóm ngành điện khí và NLTT.
Theo đó, nhóm ngành xây lắp điện bao gồm đường dây, trạm biến áp cũng sẽ ghi nhận mức tăng tương ứng nhằm đảm bảo khả năng hấp thụ và tính hiệu quả của hệ thống. Tuy nhiên, đối với nhóm NLTT, VNDirect cho rằng chính sách giá NLTT mới là yếu tố làm rõ ràng hơn triển vọng của nhóm ngành này.
Một số những doanh nghiệp niêm yết nổi bật trong nhóm xây lắp hạ tầng điện bao gồm PC1, FCN, TV2 sẽ là những doanh nghiệp được hưởng lợi sớm nhất từ luận điểm này. Trong dài hạn hơn, PVS dự kiến cũng sẽ được hưởng lợi do tham gia vào lĩnh vực xây lắp điện gió ngoài khơi, với kinh nghiệm trong những dự án gần đây như Thăng Long, La Gàn.
VNDirect điểm tên một doanh nghiệp điện khí nói chung và điện khí LNG nói riêng có triển vọng tươi sáng hơn do sở hữu dự án đã được phê duyệt trong QHĐ bao gồm Nhơn Trạch 3&4 (POW), LNG Long Sơn (PGV, TV2), Ô Môn 3,4 (GE2). VNDirect tin rằng GAS cũng sẽ được hưởng lợi chính trong giai đoạn phát triển này do thực hiện phát triển các dự án kho cảng LNG.
VNDirect cho rằng QHĐ8 được phê duyệt sẽ thúc đẩy tiến độ các dự án mỏ khí tỷ đô vốn đã bị đình trệ lâu nay như Lô B, Cá Voi Xanh trong những năm tới nhằm đảm bảo nguồn khí trong nước và giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu LNG cho phát điện tại Việt Nam.

Các nhà đầu tư sốt ruột ngóng Quy hoạch điện VIII

Sau gần 4 năm Quy hoạch Điện VIII vẫn chưa được ra đời. Các nhà đầu tư đang sốt ruột ngóng đợi, nhiều nhà đầu tư có nguy cơ “chôn vùi” hàng chục nghìn tỷ vướng cơ chế về giá bán điện.

Quy hoạch điện VIII chính là cơ sở pháp lý để thực hiện các dự án nguồn, dự án lưới điện, bên cạnh đó cũng tháo gỡ những bất cập về cơ chế giá trong khi các nhà đầu tư không còn cơ hội hưởng giá (FIT).

Tuy nhiên, sau hơn 2 năm kể từ thời điểm Nhiệm vụ lập Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt (ngày 1/10/2019) đến nay nhưng Quy hoạch Điện VIII vẫn chưa được chính thức phê duyệt.

Quy hoạch điện VIII: Doanh nghiệp nào hưởng lợi?

(Vietnamdaily) - Quy hoạch điện VIII được phê duyệt sẽ mang lại lợi ích cho các cổ phiếu có đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp đối với năng lượng tái tạo như PVS, HDG, REE, PC1 và GEG.

Ngày 15/5, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 500/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Theo đó, Quy hoạch điện VIII đặt kế hoạch tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tiêu thụ điện quốc gia là 9% trong giai đoạn 2021-2030, với giả định tăng trưởng GDP là 7%/năm trong cùng kỳ.

Quy hoạch điện VIII cũng tập trung vào việc chuyển đổi sang năng lượng xanh như năng lượng tái tạo (bao gồm cả thủy điện) với mục tiêu chiếm 39%-47% và 72% tổng sản lượng điện lần lượt vào năm 2030 và 2050.

Quy hoach dien VIII: Doanh nghiep nao huong loi?
 

Theo quan điểm của Chứng khoán VietCap (VCSC), việc Quy hoạch điện VIII được phê duyệt sẽ mang lại lợi ích cho các cổ phiếu có đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp đối với năng lượng tái tạo như PVS, HDG, REE, PC1 và GEG. Trong đó theo HDG, dự án trang trại điện gió lớn An Phong (300 MW) được đưa vào Quy hoạch điện VIII và sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 1.000 MW trong vòng 5 năm tới.

Ngoài ra, Quy hoạch điện VIII cũng cung cấp khung pháp lý vững chắc cho việc phát triển dự án Lô B, mang lại lợi ích cho PVS, PVD và GAS. Theo ban lãnh đạo PVS và PVD, Luật Dầu khí mới có hiệu lực từ 1/7/2023 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dự án dầu khí trong nước khởi công từ năm 2024, trong đó có dự án Lô B.

Đối với PVS, mặc dù mục tiêu điện gió ngoài khơi trong nước là 6.000 MW vào năm 2030 (thấp hơn 1.000 MW so với dự thảo tháng 11/2022), công ty vẫn sẽ được hưởng lợi từ công suất điện gió ngoài khơi mà công ty sẽ hợp tác phát triển với công ty Sembcorp của Singapore (không nằm trong quy hoạch, theo PVS).

Ngày 10/2, PVS đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển với Sembcorp để hợp tác phát triển các dự án điện gió ngoài khơi (công suất ban đầu 2.300 MW và vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD) và xuất khẩu điện từ các trang trại gió này sang Singapore thông qua hệ thống cáp điện cao thế dưới biển từ năm 2030.

Còn theo Chứng khoán Yuanta, việc hoàn thiện Quy hoạch điện VIII được chờ đợi từ lâu sẽ là nền tảng cho chính sách năng lượng trong những năm tới, điều này rất quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới truyền tải và xây dựng hệ thống truyền tải điện.

Khoản nợ 447 tỷ của Thép Việt Nhật được BIDV đại hạ giá còn 114 tỷ

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) tiếp tục có thông báo bán đấu giá lần thứ 17 khoản nợ của CTCP Thép Việt Nhật. 

Tổng dư nợ Thép Việt Nhật tại BIDV tính đến ngày 23/5/2022 là 447 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 194 tỷ đồng, dư nợ lãi là 253 tỷ đồng.