Quốc hội sẽ miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế với bà Nguyễn Thị Kim Tiến

(Kiến Thức) - Tại kỳ họp thứ 8 tới của Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ được miễn nhiệm thôi làm Bộ trưởng Y tế. Thông tin trên được Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại cuộc họp sáng ngày 15/10.

Sáng 15/10, thông tin tới báo chí về một số nội dung chính của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 21/10 tới, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Quốc hội sẽ dành thời gian cuối kỳ họp cho công tác nhân sự.
Theo đó, tại kỳ họp thứ 8 này có nội dung liên quan đến 2 vị trí nhân sự được miễn nhiệm.
Cụ thể, đối với Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, vừa rồi Bộ Chính trị đã có quyết định phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Khánh hòa.
Kỳ họp tới đây, Quốc hội sẽ miễn nhiệm thôi chức ủy viên Uỷ ban Thường vụ QH đối với ông Nguyễn Khắc Định. Việc này đồng nghĩa với việc ông Định thôi không làm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật.
Quoc hoi se mien nhiem Bo truong Y te voi ba Nguyen Thi Kim Tien
 Bà Nguyễn Thị Kim Tiến.
Thứ 2 là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, vừa qua Bộ Chính trị có quyết định giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Y tế. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ được miễn nhiệm thôi làm Bộ trưởng Y tế.
"Hai đồng chí này ở hai chủ thể quản lý khác nhau nên cách làm khác nhau. Ông Định sẽ thôi nhiệm vụ và Uỷ banThường vụ Quốc hội trình Quốc hội làm quy trình để bầu một đồng chí mới vào Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời, sẽ bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật. Thường vụ Quốc hội đang tiến hành công tác nhân sự này. Bộ trưởng Kim Tiến thì do Thủ tướng trình nhân sự, Quốc hội phê chuẩn", Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Liên quan đến vấn đề nhân sự, chiều nay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp riêng để xem xét về công tác nhân sự.
Trước đó, sáng 14/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với tập thể Ban Cán sự đảng Bộ Y tế về thi hành quyết định của Bộ Chính trị.
Theo đó, Bộ Chính trị phân công Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế.
Trao quyết định phân công của Bộ Chính trị cho Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho Bí thư mới của Ban Cán sự đảng Bộ Y tế lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Bộ Y tế. Trước hết, tập trung vào công tác cán bộ, bảo đảm sự đoàn kết trong toàn ngành để phát triển toàn diện các mặt công tác, đồng thời làm tốt công tác xây dựng Đảng và phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Ba tháng trước, Bộ Chính trị đã quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương, thay ông Nguyễn Quốc Triệu đã nghỉ hưu. 
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến (60 tuổi, quê Hà Tĩnh) là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), khóa XI; Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Y tế từ năm 2011. Bà Tiến không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XII và là nữ Bộ trưởng duy nhất trong Chính phủ hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Y tế giữ chức Trưởng Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương

(Kiến Thức) - Ngày 5/7, Ban Tổ chức Trung ương vừa tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được phân công giữ chức Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương.

Theo Quyết định số 1296 của Bộ Chính trị, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế được phân công giữ chức Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương đã tín nhiệm giao trọng trách. Bà khẳng định sẽ tiếp tục phát huy những thành tích của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương, đồng thời nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc, bảo vệ cán bộ trong tình hình mới.

Bo truong Bo Y te giu chuc Truong Ban Bao ve suc khoe Trung uong
 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sinh năm 1959,  tại Xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. 

Tháng 8/2011, bà được bầu là Bộ trưởng Bộ Y tế. Được biết trong nhiệm kỳ này, bà Nguyễn Thị Kim Tiến là bộ trưởng duy nhất không phải là Uỷ viên Trung ương.

Người tiền nhiệm của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ở Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương là ông Nguyễn Quốc Triệu. Sau khi thôi giữ chức Bộ trưởng Y tế (nhiệm kỳ 2007-2011), ông Triệu nhận quyết định làm Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương vào tháng 9/2011. Ngày 24/6, ông Triệu được trao tặng huân chương độc lập hạng nhất.

>>> Xem thêm video: Xem các Bộ trưởng tập thể dục giữa giờ giải lao

Nguồn VTC now



Quá khứ bất hảo của nam thanh niên chém 2 người thương vong ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Trước khi ra tay chém 2 người thương vong, do ảnh hưởng của bệnh tật, Đạt thường có biểu hiện bất thường trong cuộc sống như hay đi gây sự với người dân địa phương.

Vụ việc Đỗ Văn Đạt (SN 1988, trú tại thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Nội) có hành vi cầm quắm chém ông Đỗ Ngọc L. tử vong và ông Hà Danh H. trọng thương (đều trú cùng địa phương), sáng 14/10, đại diện Công an xã Cấn Hữu đã cung cấp thêm thông tin về đối tượng.

BT Y tế chỉ rõ thiếu sót khiến dịch bệnh chân tay miệng nghiêm trọng

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có chuyến khảo sát thực tế tại các bệnh viện nhi đồng ở TP.HCM để thị sát chiến dịch phòng chống tay chân miệng trong thời gian dịch bệnh bùng phát ở các tỉnh và thành phố thuộc khu vực miền Nam.

BT Y te chi ro thieu sot khien dich benh chan tay mieng nghiem trong
Bộ trưởng Y tế Trần Thị Kim Tiến phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018 (ảnh: Mai Huyên). 
Sáng 12/10, bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” tại Nhà văn hóa thiếu nhi quận Thủ Đức. Tham dự buổi lễ có hơn 1000 đại biểu đến từ bộ Y tế, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương…
Chiến dịch nhằm phát động toàn dân chung tay phòng chống dịch bệnh với các hoạt động trọng tâm như: rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng để bảo vệ bản thân, trẻ em, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm qua đường tiếp xúc, đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng -một loại bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc điều trị, chưa có vaccine phòng. Bên cạnh đó là tăng cường kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học nhằm bảo vệ sức khỏe học sinh và cộng đồng, đặc biệt là với 2 loại bệnh rất dễ lây lan là sởi và tay - chân - miệng.
Theo báo Giao thông, phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trước bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ gia tăng tại nhiều nước trên thế giới và Việt Nam thời gian qua, ngành y tế đã nỗ lực làm tốt công tác phát hiện ca bệnh, điều trị, quản lý, cách ly, vệ sinh phòng bệnh và tiêm chủng.
Hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERS-CoV, bệnh cúm A(H7N9). Các bệnh dịch lưu hành trong nước đã được khống chế và kiểm soát tốt, số mắc các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm dần qua các năm.
Trong năm 2018, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với cùng kỳ năm 2017 và giai đoạn 2013 - 2017, các loại bệnh truyền nhiễm khác như bệnh dại, sốt rét, bạch hầu, ho gà... cũng ghi nhận số ca mắc phải giảm và có tỷ lệ mắc thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào nước ta, thì các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn bùng phát cục bộ.
Hiện tại, hoạt động phòng, chống dịch bệnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: việc giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch chưa triệt để; tỷ lệ tiêm chủng còn thấp; chưa quyết liệt trong các hoạt động dự phòng; kinh phí đầu tư cho phòng, chống dịch còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là xem thường dịch bệnh, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), còn phó mặc cho ngành y tế.
BT Y te chi ro thieu sot khien dich benh chan tay mieng nghiem trong-Hinh-2
Bộ trưởng Y tế cho rằng người dân cần ngăn ngừa bệnh, chứ không để bệnh rồi mới đến cơ sở y tế (ảnh: Trịnh Thiệp) 
Riêng đối với dịch bệnh tay chân miệng, VOV.VN cho biết, Bộ trưởng chỉ ra vấn đề trong công tác truyền thông về điều trị. Nguyên tắc lọc bệnh, cách ly vẫn chưa được chú trọng, dẫn đến các bệnh viện lớn luôn quá tải nhưng lại tăng thêm nguy cơ lây lan bệnh. Để khắc phục tình trạng này cần giải thích cho các bậc phụ huynh hiểu rõ về mức độ của căn bệnh từ đó đưa con đến các bệnh viện ở cấp dưới để chữa trị thay vì tập trung tại bệnh viện tuyến cuối làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm.
“Đừng có vào tuyến cuối, tuyến cuối toàn bệnh nặng, lây nhiễm chéo rất nhiều. Trong đó đủ virus tại sao mang con đang khỏe mạnh vào chỗ nặng làm gì. Bác sỹ điều trị phải thông minh, phải lọc bệnh và cách li. Dứt khoát bệnh nhẹ không cho nhập viện, bệnh nặng mới cho nằm, bệnh vừa thì theo dõi trong ngày cho về và chuyển xuống các tuyến quận, huyện. Phải tuyên truyền người dân, vào trong này lây các bệnh nặng và biến chứng”, Bộ trưởng Kim Tiến nhấn mạnh.
BT Y te chi ro thieu sot khien dich benh chan tay mieng nghiem trong-Hinh-3
Không nên tập trung ồ ạt tại các bệnh viện lớn dễ dẫn đến lây chéo vô cùng nguy hiểm (ảnh: Hoàng Lê).  
Theo báo Kinh tế Đô Thị, ngay sau lễ phát động chiến dịch, Bộ trưởng bộ Y tế đã có một buổi thị sát thực tế việc thực hành vệ sinh khử khuẩn tại khu học tập, vui chơi của trẻ tại trường Mầm non Hoàng Yến (phường Linh Trung, quận Thủ Đức).
Đoàn cũng đã tiến hành kiểm tra công tác tiêm vét vaccine phòng sởi cho trẻ tại Trạm Y tế phường Linh Trung; thăm, kiểm tra các hộ gia đình tại khu phố 2, phường Linh Trung về thực hành các biện pháp loại trừ lăng quăng (bọ gậy) phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và kiểm tra các hoạt động phòng, chống bệnh tay chân miệng ở hộ gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
BT Y te chi ro thieu sot khien dich benh chan tay mieng nghiem trong-Hinh-4
Bộ trưởng Bộ Y tế thăm trường Tiểu học Hoàng Yến (ảnh: Mai Huyên).