BT Y tế chỉ rõ thiếu sót khiến dịch bệnh chân tay miệng nghiêm trọng

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có chuyến khảo sát thực tế tại các bệnh viện nhi đồng ở TP.HCM để thị sát chiến dịch phòng chống tay chân miệng trong thời gian dịch bệnh bùng phát ở các tỉnh và thành phố thuộc khu vực miền Nam.

BT Y te chi ro thieu sot khien dich benh chan tay mieng nghiem trong
Bộ trưởng Y tế Trần Thị Kim Tiến phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018 (ảnh: Mai Huyên). 
Sáng 12/10, bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” tại Nhà văn hóa thiếu nhi quận Thủ Đức. Tham dự buổi lễ có hơn 1000 đại biểu đến từ bộ Y tế, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương…
Chiến dịch nhằm phát động toàn dân chung tay phòng chống dịch bệnh với các hoạt động trọng tâm như: rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng để bảo vệ bản thân, trẻ em, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm qua đường tiếp xúc, đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng -một loại bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc điều trị, chưa có vaccine phòng. Bên cạnh đó là tăng cường kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học nhằm bảo vệ sức khỏe học sinh và cộng đồng, đặc biệt là với 2 loại bệnh rất dễ lây lan là sởi và tay - chân - miệng.
Theo báo Giao thông, phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trước bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ gia tăng tại nhiều nước trên thế giới và Việt Nam thời gian qua, ngành y tế đã nỗ lực làm tốt công tác phát hiện ca bệnh, điều trị, quản lý, cách ly, vệ sinh phòng bệnh và tiêm chủng.
Hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERS-CoV, bệnh cúm A(H7N9). Các bệnh dịch lưu hành trong nước đã được khống chế và kiểm soát tốt, số mắc các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm dần qua các năm.
Trong năm 2018, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với cùng kỳ năm 2017 và giai đoạn 2013 - 2017, các loại bệnh truyền nhiễm khác như bệnh dại, sốt rét, bạch hầu, ho gà... cũng ghi nhận số ca mắc phải giảm và có tỷ lệ mắc thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào nước ta, thì các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn bùng phát cục bộ.
Hiện tại, hoạt động phòng, chống dịch bệnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: việc giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch chưa triệt để; tỷ lệ tiêm chủng còn thấp; chưa quyết liệt trong các hoạt động dự phòng; kinh phí đầu tư cho phòng, chống dịch còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là xem thường dịch bệnh, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), còn phó mặc cho ngành y tế.
BT Y te chi ro thieu sot khien dich benh chan tay mieng nghiem trong-Hinh-2
Bộ trưởng Y tế cho rằng người dân cần ngăn ngừa bệnh, chứ không để bệnh rồi mới đến cơ sở y tế (ảnh: Trịnh Thiệp) 
Riêng đối với dịch bệnh tay chân miệng, VOV.VN cho biết, Bộ trưởng chỉ ra vấn đề trong công tác truyền thông về điều trị. Nguyên tắc lọc bệnh, cách ly vẫn chưa được chú trọng, dẫn đến các bệnh viện lớn luôn quá tải nhưng lại tăng thêm nguy cơ lây lan bệnh. Để khắc phục tình trạng này cần giải thích cho các bậc phụ huynh hiểu rõ về mức độ của căn bệnh từ đó đưa con đến các bệnh viện ở cấp dưới để chữa trị thay vì tập trung tại bệnh viện tuyến cuối làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm.
“Đừng có vào tuyến cuối, tuyến cuối toàn bệnh nặng, lây nhiễm chéo rất nhiều. Trong đó đủ virus tại sao mang con đang khỏe mạnh vào chỗ nặng làm gì. Bác sỹ điều trị phải thông minh, phải lọc bệnh và cách li. Dứt khoát bệnh nhẹ không cho nhập viện, bệnh nặng mới cho nằm, bệnh vừa thì theo dõi trong ngày cho về và chuyển xuống các tuyến quận, huyện. Phải tuyên truyền người dân, vào trong này lây các bệnh nặng và biến chứng”, Bộ trưởng Kim Tiến nhấn mạnh.
BT Y te chi ro thieu sot khien dich benh chan tay mieng nghiem trong-Hinh-3
Không nên tập trung ồ ạt tại các bệnh viện lớn dễ dẫn đến lây chéo vô cùng nguy hiểm (ảnh: Hoàng Lê).  
Theo báo Kinh tế Đô Thị, ngay sau lễ phát động chiến dịch, Bộ trưởng bộ Y tế đã có một buổi thị sát thực tế việc thực hành vệ sinh khử khuẩn tại khu học tập, vui chơi của trẻ tại trường Mầm non Hoàng Yến (phường Linh Trung, quận Thủ Đức).
Đoàn cũng đã tiến hành kiểm tra công tác tiêm vét vaccine phòng sởi cho trẻ tại Trạm Y tế phường Linh Trung; thăm, kiểm tra các hộ gia đình tại khu phố 2, phường Linh Trung về thực hành các biện pháp loại trừ lăng quăng (bọ gậy) phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và kiểm tra các hoạt động phòng, chống bệnh tay chân miệng ở hộ gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
BT Y te chi ro thieu sot khien dich benh chan tay mieng nghiem trong-Hinh-4
Bộ trưởng Bộ Y tế thăm trường Tiểu học Hoàng Yến (ảnh: Mai Huyên). 


Bộ Y tế tặng bằng khen 2 cá nhân hiến máu cực hiếm cứu bệnh nhân

(Kiến Thức) - Sáng 2/4, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bác sỹ Nguyễn Viết Đồng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hiến máu tự nguyện cứu người bệnh.

Như tin đã đưa, ngày 03/3/2018, bệnh nhân Hồ Thị Thi (70 tuổi, địa chỉ Thạch Lâm, Thạch Hà, Hà Tĩnh) vào viện trong tình trạng mệt mỏi, da xanh, đi ngoài phân đen.
Sau khi được thăm khám, làm các xét nghiệm lâm sàng và nội soi dạ dày tá tràng được chẩn đoán thiếu máu nặng do xuất huyết dạ dày. Xét nghiệm cho thấy số lượng hồng cầu giảm dần cần phải được truyền máu cấp cứu ngay trong đêm 03/3/2018 nếu không sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Mách bạn những cách đơn giản, không tốn tiền phòng ngừa cảm cúm

(Kiến Thức) - Cảm cúm là một bệnh dễ gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em khi bắt đầu vào mùa đông gió lạnh. Để giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng, bạn có thể phòng ngừa cảm cúm bằng những cách sau đây.

Mach ban nhung cach don gian, khong ton tien phong ngua cam cum

Dừng cắn móng tay: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cắn móng tay là một cách tuyệt vời lây lan vi trùng trên tay vào miệng. Do vậy, bạn nên bỏ ngay thói quen cắn móng tay để phòng ngừa cảm cúm.

Mach ban nhung cach don gian, khong ton tien phong ngua cam cum-Hinh-2
Quay nóng miếng bọt biển rửa bát trong lò vi sóng: Để ngăn miếng bọt biển lây lan mầm bệnh thì bạn nên khử trùng bằng cách quay nó trong lò vi sóng hai phút mỗi ngày. Điều này giết chết 99% vi sinh vật, theo một nghiên cứu của Đại học Florida (Mỹ).
Mach ban nhung cach don gian, khong ton tien phong ngua cam cum-Hinh-3
Đi dạo: Một nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ sau mãn kinh đã tập thể dục thường xuyên, vừa phải như đi bộ nhanh trong 45 phút, năm lần một tuần, đã giảm đến 3 lần số lần cảm lạnh so với những phụ nữ không tập thể dục.
Mach ban nhung cach don gian, khong ton tien phong ngua cam cum-Hinh-4
Làm sạch bề mặt tại nơi làm việc cũng như ở nhà: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến nghị nên thường xuyên vệ sinh các vật và bề mặt nơi làm việc thường xuyên chạm tay vào để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng như cúm.
Mach ban nhung cach don gian, khong ton tien phong ngua cam cum-Hinh-5
Ngủ đủ: Việc ngủ ít hơn 7-9 giờ có thể làm cho cơ thể bạn dễ bị bệnh hơn. Ngủ là một phần quan trọng của sức khỏe tổng thể và giấc ngủ không đủ chất lượng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm cúm
Mach ban nhung cach don gian, khong ton tien phong ngua cam cum-Hinh-6

Ăn bên tỏi: Ăn tỏi có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật. Những người bổ sung tỏi ít bị cảm lạnh và cũng có thời gian mắc ngắn hơn.

Mach ban nhung cach don gian, khong ton tien phong ngua cam cum-Hinh-7
Sử dụng chế phẩm sinh học chứa probiotics: Probiotics là một trong những chế phẩm cần thiết trong việc phòng chống cảm lạnh.
Mach ban nhung cach don gian, khong ton tien phong ngua cam cum-Hinh-8
Bổ sung chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ cung cấp một nguồn prebiotic, có thể giúp tăng sự đa dạng của các chủng vi khuẩn khỏe mạnh, hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Mach ban nhung cach don gian, khong ton tien phong ngua cam cum-Hinh-9
Ăn nhiều trái cây và rau: Các loại trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ chứa các chất chống oxy hóa có thể giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ.
Mach ban nhung cach don gian, khong ton tien phong ngua cam cum-Hinh-10
Dành thời gian ra ngoài nhiều hơn: Việc đi ra ngoài sẽ giúp bạn tập thể dục nhiều hơn và tăng cường miễn dịch. Ảnh: RD. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Xúc động 5 cán bộ y tế hiến máu cứu sống sản phụ bị băng huyết

5 cán bộ y tế của Bệnh viện vừa hiến 5 đơn vị máu cứu sống sản phụ bị băng huyết sau đẻ mổ.

Trước đó, vào lúc 17h40 phút ngày 28/12 sản phụ Đậu Thị Thủy (29 tuổi), trú tại xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh được người nhà đưa vào Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà trong tình trạng thai 40 tuần chuyển sinh con thứ 3.