Quảng Trị: Cứu sống cô gái trẻ nhảy cầu Cửa Việt tự vẫn

Phát hiện cô gái trẻ nhảy cầu Cửa Việt (Quảng Trị) tự vẫn, người dân đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, đưa nạn nhân lên bờ an toàn.

Ngày 8/3, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Việt (Biên phòng tỉnh Quảng Trị) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nhảy cầu tự vẫn.

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 10h30’ ngày 8/3, tại cầu Cửa Việt ở khu phố 5 (thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), em T.T.T (16 tuổi, ở xã Gio Hải, huyện Gio Linh) đã nhảy cầu tự tử.

Quang Tri: Cuu song co gai tre nhay cau Cua Viet tu van
Người dân kịp thời ứng cứu cô gái trẻ. Ảnh: HN. 

Khi phát hiện sự việc, nhiều người đã tri hô người dân đánh bắt cá xung quanh trợ giúp.

Lúc này, T. có biết bơi nên bơi ngửa kéo dài thời gian nổi trên mặt nước và lập tức được thuyền của người dân áp sát ứng cứu.

Hiện, em T. được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị kiểm tra sức khỏe.

Mời quý độc giả xem video: Lá đơn đầy uẩn khúc của nữ Hiệu trưởng nghi treo cổ tự vẫn | THDT. 


Xe Trung Quốc chiếm 76% tổng doanh số ôtô điện toàn cầu

Các thương hiệu ôtô điện Trung Quốc không cần đến thị trường Mỹ mà vẫn thống trị bảng xếp hạng doanh số toàn cầu.

Video: Hàng loạt ôtô điện ra mắt tại triển lãm lớn nhất Trung Quốc.

Không có gì bất ngờ khi các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua xe điện toàn cầu. Điều đáng kinh ngạc nằm ở chỗ các hãng ôtô Trung Quốc có thể làm được điều này mà không cần bán một chiếc xe nào tại Mỹ - thị trường ôtô lớn thứ hai trên thế giới. Thay vì tập trung vào Mỹ, họ lại mở rộng mạnh mẽ sang các khu vực khác để chiếm lĩnh thị phần.
Theo dữ liệu mới nhất từ Rho Motion, các thương hiệu Trung Quốc hiện chiếm 76% tổng doanh số ôtô điện và xe hybrid sạc điện (PHEV) toàn cầu. Làm được điều này là nhờ chiến lược mở rộng mạnh mẽ vào các thị trường mới.
Xe Trung Quoc chiem 76% tong doanh so oto dien toan cau

Xe Trung Quốc chiếm 76% tổng doanh số ô ô điện toàn cầu.

Xâm chiếm thị trường châu Âu
Ở châu Âu, mức độ thâm nhập của ôtô điện Trung Quốc thay đổi theo từng quốc gia. Tuy nhiên, họ cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể như chiếm 4% trong tổng số 578.000 xe điện bán ra năm ngoái tại Đức - thị trường ôtô lớn nhất châu Âu. Con số tương ứng ở hai thị trường Anh và Pháp là 7% và 5%.
Tại Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy và Bỉ, xe Trung Quốc chiếm lần lượt 6%, 5%, 8% và 3% trong tổng số ôtô điện bán ra trong năm 2024. Tại Tây Ban Nha và Áo, mức độ thâm nhập của ôtô điện Trung Quốc mạnh hơn, chiếm 10% và 11% tổng doanh số.
Thống trị thị trường mới nổi
Ngoài châu Âu, các hãng xe Trung Quốc còn gặt hái thành công lớn hơn nữa tại các thị trường mới nổi. Cụ thể, ở thị trường Brazil, xe Trung Quốc chiếm 82% tổng doanh số ôtô điện và xe PHEV năm 2024. Những con số tương ứng ở thị trường Thái Lan, Mexico, Indonesia và Malaysia là 77%, 70%, 75% và 52%.
Tại Nepal, 74% xe điện và xe PHEV bán ra trong năm ngoái là ôtô Trung Quốc và tại Israel là 64%. Trong khi đó, tại Úc và New Zealand, xe Trung Quốc chiếm lần lượt 26% và 15% tổng doanh số ôtô điện.
Xe Trung Quoc chiem 76% tong doanh so oto dien toan cau-Hinh-2

Thị phần của xe Trung Quốc tại một số thị trường trên thế giới.

Tại sao xe điện Trung Quốc lại chiến thắng?
Có hai lý do chính giúp ôtô điện Trung Quốc chiếm ưu thế tại nhiều thị trường trên thế giới. Thứ nhất là do thiếu các đối thủ cạnh tranh nội địa. Nguyên nhân là bởi nhiều quốc gia không có ngành công nghiệp ô tô mạnh, tạo điều kiện cho xe Trung Quốc dễ dàng thống lĩnh thị trường.
Thứ hai là do chính sách hỗ trợ từ chính phủ. Được biết, Chính phủ Trung Quốc đã bơm ít nhất 231 tỷ USD vào ngành công nghiệp xe điện từ năm 2009 đến 2023. Nhờ đó, các hãng xe Trung Quốc có thể bán xe với giá cạnh tranh hơn so với các thương hiệu truyền thống và giành được lợi thế trên thị trường toàn cầu.
Tại Việt Nam, các thương hiệu ô tô Trung Quốc cũng đang ồ ạt gia nhập với những cái tên như Wuling, BYD, GAC, Aion hay Lynk&Co. Tuy nhiên, xe điện Trung Quốc hiện vẫn chưa tìm được chỗ đứng ở thị trường Việt Nam do giá bán chưa thực sự tốt và quan trọng hơn là không có mạng lưới trạm sạc phủ khắp như đối thủ nội địa VinFast. Những mẫu xe điện Trung Quốc giá rẻ tại Việt Nam thì trang bị lại chưa tương xứng. Đó là chưa kể đến định kiến sâu sắc của nhiều người Việt đối với ôtô Trung Quốc.

Giá thuê mặt bằng ở 'Hàm cá mập' đắt đỏ bậc nhất Hà Nội

Trước thời điểm có thông tin đề xuất phá bỏ "Hàm cá mập", nhiều người cho biết giá mặt bằng cho thuê tại tòa nhà "Hàm cá mập" dao động trong khoảng 260 - 265 triệu đồng/tháng, tương đương 3,12 - 3,18 tỷ đồng/năm.

Liên quan việc UBND TP. Hà Nội nhất trí với đề xuất phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập" - do Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND TP. Hà Nội quản lý, vận hành - để xây dựng không gian ngầm tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh tại địa điểm này được nhiều người khá quan tâm.

Ghi nhận thực tế, tòa nhà có vị trí đẹp nhất nhì Thủ đô với mặt trước hướng ra quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, mặt trái có tầm nhìn bao quát hồ Hoàn Kiếm và xung quanh là các tuyến phố đi bộ. Nhờ sở hữu vị trí "kim cương" nên nơi đây cũng là địa điểm kinh doanh đắt đỏ bậc nhất Hà Nội.