Giá thuê mặt bằng ở 'Hàm cá mập' đắt đỏ bậc nhất Hà Nội

Trước thời điểm có thông tin đề xuất phá bỏ "Hàm cá mập", nhiều người cho biết giá mặt bằng cho thuê tại tòa nhà "Hàm cá mập" dao động trong khoảng 260 - 265 triệu đồng/tháng, tương đương 3,12 - 3,18 tỷ đồng/năm.

Liên quan việc UBND TP. Hà Nội nhất trí với đề xuất phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập" - do Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND TP. Hà Nội quản lý, vận hành - để xây dựng không gian ngầm tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh tại địa điểm này được nhiều người khá quan tâm.

Ghi nhận thực tế, tòa nhà có vị trí đẹp nhất nhì Thủ đô với mặt trước hướng ra quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, mặt trái có tầm nhìn bao quát hồ Hoàn Kiếm và xung quanh là các tuyến phố đi bộ. Nhờ sở hữu vị trí "kim cương" nên nơi đây cũng là địa điểm kinh doanh đắt đỏ bậc nhất Hà Nội.

Gia thue mat bang o 'Ham ca map' dat do bac nhat Ha Noi

Tòa nhà "Hàm cá mập" là địa điểm kinh doanh đắt đỏ bậc nhất Hà Nội. Ảnh: Lộc Liên.

Được biết, cách đây hơn 10 năm, tầng một của tòa nhà có diện tích khoảng 200m2 đã được thương hiệu giày dép, phụ kiện Aldo và hãng trang sức Swarovski thuê làm mặt bằng kinh doanh. Trong đó, mỗi đơn vị thuê 100m2 với mức 210 triệu đồng/tháng. Như vậy, chỉ tính riêng tiền thuê mặt bằng thì các đơn vị vừa nêu đã phải bỏ ra khoảng 2,5 tỷ đồng/năm.

Theo thời gian, cùng với sự tăng giá của bất động sản Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, giá cho thuê mặt bằng tại tòa nhà "Hàm cá mập" cũng có sự leo thang. Minh chứng là năm 2020, giá cho thuê mặt bằng tại địa điểm này đã tăng lên 220 triệu đồng/tháng, tương đương 2,64 tỷ đồng/năm.

Cuối tháng 8/2023, cửa hàng có mặt tiền 11m rộng 75m2 tại tầng 1 của tòa nhà đăng tải thông tin cho thuê mặt bằng với giá 255 triệu đồng/tháng, tương đương 3,06 tỷ đồng/năm.

Trước thời điểm có thông tin đề xuất phá bỏ "Hàm cá mập", nhiều người cho biết giá mặt bằng cho thuê tại tòa nhà "Hàm cá mập" dao động trong khoảng 260 - 265 triệu đồng/tháng, tương đương 3,12 - 3,18 tỷ đồng/năm.

Gia thue mat bang o 'Ham ca map' dat do bac nhat Ha Noi-Hinh-2

Các đơn vị phải bỏ ra ít nhất 2 - 3 tỷ đồng/năm để thuê mặt bằng tại "Hàm cá mập".

Do mức giá thuê mặt bằng quá cao nên đồ ăn, nước uống hay sản phẩm bán ra tại tòa nhà cũng cao hơn bình thường từ 1,5 - 2 lần. Tuy nhiên, nhờ vị trí đắc địa nên địa điểm này vẫn luôn thu hút lượng lớn du khách - chủ yếu là khách quốc tế và người có thu nhập cao - đến mua sắm và ăn uống. Thậm chí, vào dịp cao điểm như Noel, Tết Dương lịch, Quốc khánh 2/9... khách hàng thường phải đặt chỗ từ trước khá lâu.

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, từng có giai đoạn nhiều thương hiệu ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) phải "đội đơn" xếp hàng để chờ đến lượt vào thuê mặt bằng kinh doanh tại tòa nhà "Hàm cá mập" như quán mỳ Hàn Quốc, City view cafe, Highlands Coffee; thương hiệu giày và phụ kiện Aldo và hãng trang sức Swarovski.

Tuy nhiên, do giá thuê mặt bằng quá "chát" nên chỉ sau một thời gian các thương hiệu như mỳ Hàn Quốc, City view cafe hay Swarovski phải "bỏ của chạy lấy người". Mặc dù vậy, vẫn có một số thương hiệu bám trụ lại tòa nhà trong thời gian dài như Aldo hay Highlands Coffee, bất chấp cả giai đoạn ế ẩm trong đại dịch COVID - 19.

Gia thue mat bang o 'Ham ca map' dat do bac nhat Ha Noi-Hinh-3

Tòa nhà "Hàm cá mập" năm 2015 (ảnh trái: nguồn An ninh tiền tệ) và hiện tại.

Gia thue mat bang o 'Ham ca map' dat do bac nhat Ha Noi-Hinh-4

Tòa nhà "Hàm cá mập" năm 2015 (ảnh trái: nguồn An ninh tiền tệ) và hiện tại.

Hiện tại, tòa nhà 6 tầng này đang cho các thương hiệu như Aldo, HaNoi 1930 Bistro, Highlands Coffee, Vua chả cá, Laika cafe thuê mặt bằng từ tầng 2-5. Với việc tòa nhà "Hàm cá mập" bị phá bỏ sẽ đồng nghĩa với việc các thương hiệu F&B vừa nêu sẽ mất đi một vị trí "hái ra tiền", buộc phải tìm mặt bằng mới và thay đổi phương án kinh doanh giữa bối cảnh thị trường cho thuê bất động sản ở các khu vực trung tâm ngày càng "đắt cắt cổ".

Ngoài ra, sự thay đổi vị trí kinh doanh sẽ ít nhiều tác động tới doanh thu của các thương hiệu vừa nêu nói riêng và nhiều cơ sở kinh doanh tại khu vực hồ Hoàn Kiếm nói chung thời gian tới.

Đấu giá đất ở Hoài Đức cao ngất ngưởng: Bất thường hay bình thường?

Phiên đấu giá 19 lô đất tại thôn Lòng Khúc (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội), các chuyên gia bất động sản nhìn nhận giá trúng cao hơn 18 lần mức khởi điểm là bất thường.

Phiên đấu giá 19 lô đất tại thôn Lòng Khúc (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội) gây chú ý khi mức trúng đấu giá từ 91,3 - 133,3 triệu đồng/m², vượt hơn chục lần so với giá khởi điểm 7,3 triệu đồng/m2, gấp khoảng 3 lần giá rao bán đất nền trên thị trường.
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, TS Trần Xuân Lượng, giảng viên chuyên ngành Bất động sản (BĐS), Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện phó Viện Nghiên cứu và Đánh giá Thị trường Bất động sản Việt Nam chỉ ra nguyên nhân, cũng như hệ lụy và giải pháp từ hiện tượng trúng giá đất cao hơn nhiều so với giá khởi điểm tại các huyện vùng ven Hà Nội.

Sớm hoàn thiện sửa đổi Nghị định 44 để ổn định giá đất

Nghị định 44 có tác động ảnh hưởng rất lớn đến tài chính về đất đai và giá đất. Chính phủ đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để ban hành Nghị định sớm nhất.

Chiều 1/2, tại buổi họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024, trả lời báo chí về Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết: "Ngày 18/1/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi. Trong quá trình chuẩn bị cho Luật Đất đai (sửa đổi) cũng đã chuẩn bị tinh thần triển khai sớm nhất để đưa Luật đi vào cuộc sống. Trước hết đã cung cấp những nội dung mới, những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 đến các cơ quan, truyền thông để có tư liệu cho việc tuyên truyền. Thứ hai, Bộ đã chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai 2024, trong đó có những nội dung đáng chú ý".