PVTrans ước lãi quý 4 hơn 260 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Tính riêng quý 4, doanh thu PVTrans khoảng 2.542 tỷ đồng tăng 22%, lợi nhuận sau thuế là 262 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
 
 
 

Tại Hội nghị Tổng kết sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, PVT) thông báo đã về đích trước 3 tháng, vượt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh do Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) giao phó.
Cả năm, doanh thu tổng công ty ước đạt 9.150 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 1.094 tỷ đồng; vượt lần lượt 41% và 128% kế hoạch năm đề ra. So với năm 2021, doanh thu của tổng công ty tăng 23% và lợi nhuận sau thuế tăng 31%.
Tính riêng quý 4, doanh thu PVTrans khoảng 2.542 tỷ đồng tăng 22%, lợi nhuận sau thuế là 262 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
PVTrans uoc lai quy 4 hon 260 ty dong
 Ông Nguyễn Duyên Hiếu – Tổng Giám đốc PVTrans. 
PVTrans cho rằng, trong bối cảnh giá dầu biến động liên tục do ảnh hưởng của những bất ổn về chính trị, kinh tế khiến giá mua bán tàu tăng đột biến. Không những thế, các nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng rõ nét khiến công tác chuẩn bị đầu tư và tìm mua tàu phù hợp đảm bảo hiệu quả dự án đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, nhờ tranh thủ thời điểm đầu năm khi thị trường chưa biến động nhiều, một số đơn vị thành viên PVTrans có sự chuẩn bị từ cuối năm trước đã hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác hai tàu chở dầu, hóa chất 13.000 DWT, hai tàu chở dầu, hóa chất 20.000 DWT, một tàu chở hàng rời Supramax và 1 sà lan chở hàng rời 10.000 DWT.
Ngoài ra, tổng công ty cũng đã ký hợp đồng thuê bareboat và đưa vào khai thác 1 tàu chở dầu, hóa chất 20.000 DWT, một tàu chở LPG 5.000 CBM và một tàu chở hàng rời Handysize và bán, thanh lý thu hồi vốn một số tàu già, như tàu PVT Athena, Song Hau.

Nam Long: Doanh số bán hàng quý 4 đạt 2.400 tỷ đến từ dự án Cần Thơ và Izumi City

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đưa ra các báo cáo về cuộc họp của CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) diễn ra ngày 12/12.

Ban lãnh đạo Nam Long đã điều chỉnh giảm kế hoạch doanh số bán hàng cả năm 2022 từ 23.400 tỷ đồng đã được thông báo tại ĐHCĐ thường niên năm 2022 xuống còn 12.300 tỷ đồng (bao gồm 1.900 tỷ đồng đã ghi nhận tại dự án Izumi City vào cuối năm 2021), cao hơn 14% so với dự báo doanh số bán hàng năm 2022 của VCSC là 9.100 tỷ đồng.

NLG cũng chia sẻ kế hoạch doanh số bán hàng quý 4/2022 là 2.400 tỷ đồng, trong đó chủ yếu được đóng góp bởi dự án Cần Thơ với 1.200 tỷ đồng (chiếm 50% doanh số bán hàng quý 4/2022) và Izumi City với 700 tỷ đồng (chiếm 29% doanh số bán hàng quý 4/2022). Ban lãnh đạo cũng cho biết rằng doanh số bán hàng trong quý 4/2022 sẽ chủ yếu thực hiện trong tháng 12/2022.

Thêm lãnh đạo Bất động sản Phát Đạt giải cứu cổ phiếu PDR

(Vietnamdaily) - Thời gian gần đây, ban lãnh đạo PDR liên tiếp có động thái mua vào cổ phiếu, theo đó PDR lấy lại được phong độ của mình.

Ông Lê Quang Phúc, thành viên HĐQT kiêm cố vấn CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu trong thời gian 27/12-25/1.

Trước đó, ông Lê Quang Phúc sở hữu gần 1,6 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,23% vốn PDR. Nếu giao dịch hoàn tất, ông Phúc sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 3,6 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,53% vốn PDR.

Khó khăn chưa qua, Hoa Sen (HSG) có thể lỗ 982 tỷ trong 3 tháng cuối 2022

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo doanh thu quý 1 niên độ 2022-2023 của Hoa Sen (HSG) là 7.077 tỷ đồng, giảm 58% so cùng kỳ và lỗ 982 tỷ đồng.
 

Lợi nhuận niên độ 2021-2022 giảm do nhu cầu thấp và hàng tồn kho giá cao

Chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu trong nửa cuối năm 2022 đã khiến nhu cầu đầu tư và tiêu dùng bị thu hẹp. Do đó, hoạt động xuất khẩu của HSG bắt đầu giảm trong quý 4 niên độ 2021-2022.  

Cụ thể, lượng thép mạ xuất khẩu chỉ đạt 90.500 tấn, giảm 76% so cùng kỳ và 59% so quý trước, chiếm 39% tổng sản lượng tiêu thụ, so với tỷ trọng 63% trong 9 tháng đầu năm. Sản lượng xuất khẩu ống thép giảm 31% so cùng kỳ, xuống 4.000 tấn.

Tại thị trường trong nước, những điều chỉnh trong lĩnh vực bất động sản và vấn đề hạn chế tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế đã hạn chế nhu cầu tôn mạ trong quý 4.

Tuy nhiên, nhờ chiết khấu thương mại cao (giảm trừ doanh thu/doanh thu  là 2,6% so với mức trung bình hàng quý là 0,5% trong 5 năm qua) và nền thấp của cùng kỳ (giai đoạn nhiều tỉnh phía Nam thực hiện phong tỏa quy mô lớn phòng dịch Covid-19), sản lượng thép mạ trong quý 4 tăng 36% trong khi ống thép tăng 19%. 

Tính chung cả năm, doanh số tôn mạ tăng 11% lên mức 595,3 nghìn tấn trong khi sản lượng ống thép giảm 25% xuống còn 318 nghìn tấn.

Biên lợi nhuận gộp giảm xuống 9,9%, so với mức 18,1% của năm tài chính trước đó và ghi nhận -2,9% trong quý 4, do ảnh hưởng từ giá bán giảm và hàng tồn kho giá cao.

Cả niên độ, doanh thu đạt 49.711 tỷ đồng, tăng 2% trong khi lãi ròng chỉ đạt 251 tỷ đồng, giảm mạnh 94%.

Khó khăn chưa qua

Lượng tiêu thụ trong quý 1 niên độ 2022-2023 có thể cao hơn so với quý trước đó nhờ xuất khẩu sang các thị trường châu Á. Việc cố gắng đẩy tiêu thụ trong giai đoạn nhu cầu thấp sẽ phải đánh đổi bằng tỷ suất lợi nhuận. 

VDSC kỳ vọng xuất khẩu thép mạ có thể tăng 25% trong khi sản lượng bán trong nước giảm 13%. Biên lợi nhuận gộp dự báo là -2,8%.

Dự báo doanh thu quý 1 niên độ 2022-2023 là 7.077 tỷ đồng, giảm 58% so cùng kỳ và lỗ 982 tỷ đồng (so với lãi ròng là 638 tỷ đồng trong cùng kỳ).

Triển vọng niên độ 2022-2023 - Doanh thu nội địa dẫn dắt tăng trưởng và phục hồi biên lợi nhuận

Lạm phát dịu hơn từ giữa năm 2023 sẽ khuyến khích nhu cầu toàn cầu về thép mạ. Tuy nhiên, các chính sách thương mại tại các thị trường phương Tây và cạnh tranh từ các nước sản xuất thép lớn (Trung Quốc, Ấn Độ) đang trở nên thách thức hơn với các nhà sản xuất Việt Nam.

Do đó, sự dịch chuyển xuất khẩu sang thị trường châu Á có thể không đủ lớn để bù đắp cho thị trường EU và Bắc Mỹ. Mặt khác, nhu cầu tại thị trường trong nước sẽ được hỗ trợ bởi giải ngân đầu tư công, VDSC cho rằng sẽ mạnh mẽ hơn vào năm 2023 để thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Theo đó, sản lượng tôn mạ bán ra dự báo giảm 19%, trong đó xuất khẩu giảm 31% và trong nước giảm 3%. Ống thép có thể tăng 15%.

Tính đến thời điểm hiện tại, có vẻ như giá HRC đã chạm đáy (Hình 4) do nhiều nhà sản xuất thép trên thế giới cắt giảm công suất. Giá HRC đã giảm liên tục từ tháng 8 đến giữa tháng 10 và bắt đầu tăng từ đầu tháng 12/2022.

Tuy nhiên, xu hướng tăng có thể không duy trì lâu do nhu cầu vẫn ở mức thấp. Tín dụng ngân hàng thắt chặt và nhu cầu yếu đang buộc các nhà sản xuất phải bán bớt hàng tồn kho giá cao để giải phóng dòng tiền, với HSG có thể thêm một khoản lỗ lớn trong quý đầu niên độ 2022-2023.

Theo ước tính của VDSC, hàng tồn kho giá cao vào cuối quý 4 có thể mất 4 tháng để tiêu thụ hết. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp dự kiến sẽ trở lại mức dương từ quý 2 và phục hồi tốt hơn trong nửa năm sau với sự hỗ trợ nhiều hơn từ nhu cầu quay trở lại ở các thị trường phương Tây trong khi cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ giảm bớt.

Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận gộp cả niên độ 2022-2023 có thể tăng lên 12,4%. Doanh thu và LNST lần lượt đạt 34.513 tỷ đồng (-31% YoY) và 427 tỷ đồng (+70% YoY).