![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) công bố sản lượng và doanh thu 8 tháng đầu năm 2023 lần lượt là 10,2 tỷ kWh (+12% so cùng kỳ) và 19,9 nghìn tỷ đồng (+8% so cùng kỳ).
Chứng khoán VietCap (VCSC) cho rằng mức tăng sản lượng so với cùng kỳ là nhờ sản lượng cao hơn từ Cà Mau 1&2 (+67% so cùng kỳ) và Vũng Áng (+29% so cùng kỳ), bù đắp cho sản lượng thấp hơn cùng kỳ của Nhơn Trạch 1, NT2 và các nhà máy thủy điện Hủa Na và Đakđrinh.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, HoSE: POW) cho biết, trong 9 tháng, rất nhiều yếu tố tiêu cực đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Power như: thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào (than, khí...); sự lệch pha giữa nhu cầu điện và khả năng cấp khí; giá nguyên, vật liệu sản xuất tăng cao làm gia tăng chi phí tài chính; ảnh hưởng của Elnino đến hoạt động của các nhà máy thủy điện...
Dù vậy, 9 tháng đầu năm 2023, tổng sản lượng điện toàn PV Power ước đạt 11.195 triệu kWH (bằng 101% kế hoạch năm 2023).
Các chỉ tiêu tài chính của PV Power trong 9 tháng vừa qua cơ bản cũng đã hoàn thành. Cụ thể, doanh thu toàn PV Power ước đạt 22.213 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ và vượt 5% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 882 tỷ đồng, giảm 48% so cùng kỳ nhưng vượt tới 177% kế hoạch năm.
![]() |
Theo Chứng khoán Vietcap (VCSC), lợi nhuận trước thuế 9 tháng của PV Power giảm so cùng kỳ có thể do (1) lợi nhuận gộp của POW giảm do giá nguyên liệu dầu và khí đốt cũng như chi phí vận hành (chi phí bảo trì) cho các nhà máy nhiệt điện của POW cao hơn và (2) POW không ghi nhận khoản bồi thường lỗ tỷ giá trong nửa đầu năm 2023 so với 584 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022.
VCSC ước tính sản lượng quý 3/2023 của POW đạt khoảng 2,9 tỷ kWh, giảm 3% so cùng kỳ. Còn doanh thu quý 3 ở mức 6,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ. VCSC cho rằng mức sản lượng giảm so cùng kỳ chủ yếu do kết quả kinh doanh kém khả quan của NT2 vì (1) sản lượng trong tháng 7 và tháng 8/2023 giảm 50% so cùng kỳ và (2) nhà máy này đã trải qua kỳ đại tu cho phần lớn tháng 9/2023 so với không có đại tu vào tháng 9/2022.
Theo ước tính của VCSC, POW ghi nhận lỗ trước thuế 47 tỷ đồng vào quý 3/2023 so với mức lãi 224 tỷ đồng của quý 3/2022. VCSC cho rằng điều này là do (1) giá khí tăng cao và (2) giá thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) thấp. VCSC cũng lưu ý là giá CGM trung bình toàn thị trường tháng 7 là 1.464 đồng/kWh, tăng 9% so cùng kỳ và tháng 8 là 783 đồng/kWh, giảm 48%.
VCSC cũng cho rằng giá CGM tháng 9/2023 sẽ thấp hơn so với tháng 9/2022 do lượng mưa nhiều đột biến vào tháng trước.
Việt Nam vượt qua 2 trong 3 ngưỡng tiêu chí đánh giá thao túng tiền tệ. Theo Báo cáo, thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam ở mức 4,7% GDP trong 4 quý tính đến tháng 6 năm 2023, vượt qua mức tối thiểu là 3% mà Bộ Tài chính Mỹ đưa ra.
Thặng dư hàng hóa và dịch vụ song phương là 105 tỷ USD trong kỳ đánh giá, gấp 7 lần ngưỡng tối thiểu là 15 tỷ USD. Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất siêu hàng hóa sang Mỹ lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Mexico (lần lượt đạt 294 và 145 tỷ USD).
Việt Nam không vi phạm tiêu chí còn lại là can thiệp thị trường ngoại hối một chiều và kéo dài. Trong 4 quý tính đến tháng 6 năm 2023, NHNN đã mua hơn 6 tỷ USD để bổ sung dự trữ ngoại hối, tương đương 1,45% GDP.
Theo nhận định của chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), thông tin này tác động không đáng kể đến hoạt động điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và thị trường chứng khoán.
Dù bị đưa vào danh sách giám sát, khả năng Việt Nam bị gắn mác thao túng tiền tệ là rất thấp. Với đặc thù kinh tế của Việt Nam, 2 tiêu chí rất khó kiểm soát dưới ngưỡng đánh giá bao gồm thặng dư thương mại song phương và thặng dư cán cân vãng lai.
Với tiêu chí còn lại, trong bối cảnh tỷ giá đã tăng khoảng 3,3% so với đầu năm, chúng tôi cho rằng mức mua vào ngoại tệ của NHNN khó vượt ngưỡng 2% GDP trong kỳ đánh giá tới.
![]() |
Trong quá khứ, Việt Nam đã từng vi phạm cả 3 tiêu chí nhưng vẫn được Mỹ kết luận là không thao túng tiền tệ sau kỳ phân tích nâng cao. Do vậy, KBSV cho rằng thông tin này sẽ không tác động đáng kể đến quyết định của các nhà điều hành, qua đó NHNN có thể tiếp tục linh hoạt hơn trong chính sách tiền tệ và tỷ giá để ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Sau khi báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ được công bố, NHNN đã cho biết các hoạt động ngoại giao với Mỹ vẫn diễn ra thường xuyên. Qua đó, Mỹ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam cũng như việc duy trì được sự ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô. Theo đó, thông tin này không gây ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư cũng như thị trường chứng khoán.
![]() |
Còn theo Chứng khoán Vietcap (VCSC), một nền kinh tế sẽ được loại khỏi Danh sách giám sát khi chỉ vượt ngưỡng 1 trong 3 tiêu chí trong 2 kỳ đánh giá liên tiếp. Vì vậy, Việt Nam sẽ vẫn nằm trong danh sách giám sát của Bộ Tài chính Mỹ trong kỳ đánh giá tiếp theo (4 quý tính đến tháng 12/2023).