Phương pháp mới trong điều trị ung thư vú

(Kiến Thức) - Ngày 24/9, Bệnh viên Vinmec đã tổ chức hội thảo: "Các phương pháp hiện đại trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú”, giữ lại vẻ đẹp cho bầu ngực.

Tại hội thảo, hai chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ung thư đến từ Italy là bác sĩ Ghilli Matteo và Bác sĩ Manuela Roncelle (Bệnh viện Đại học Pisa) chia sẻ với các đồng nghiệp Việt Nam những kiến thức, kỹ thuật mới nhất cũng như công nghệ tiên tiến trong phẫu thuật, xạ trị và điều trị toàn diện ung thư (bao gồm điều trị nội tiết, Herceptin...) và phối hợp đa chuyên ngành.
Các chuyên gia đang tư vấn cho bệnh nhân Vinmec
Các chuyên gia đang tư vấn cho bệnh nhân Vinmec 
Đặc biệt, các chuyên gia Italy đã giới thiệu phương pháp điều trị và tái tạo tuyến vú cho bệnh nhân ung thư. Thay vì phải cắt bỏ toàn bộ bầu ngực bị di căn như phương pháp truyền thống, công nghệ điều trị hiện đại cho phép giữ lại tối đa các tổ chức lành tính, chỉ lấy đi những phần có tế bào ung thư, nhằm tạo cơ sở cấy ghép, tái tạo lại bầu ngực sau này. Thậm chí, với những trường hợp phải cắt bỏ phần lớn ngực, các chuyên gia sẽ dùng kỹ thuật lấy các vạt da ở vùng lưng và vùng bụng để cấy ghép, tạo hình thẩm mỹ cho bầu ngực.
Điểm ưu việt của phương pháp này là bên cạnh việc tiến hành hoá trị, xạ trị, điều trị nội tiết… sẽ đảm bảo ngăn cản quá trình di căn và tái phát của tế bào ung thư nhưng vẫn bảo toàn hoặc tạo cơ sở khôi phục được bầu ngực cho bệnh nhân. Các nghiên cứu và khám theo dõi lâu dài trên thế giới cũng chứng minh, tỉ lệ sống sót của phẫu thuật cắt bỏ một phần tương đương phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ và có thể áp dụng được cho tất cả các bệnh nhân, ở mọi lứa tuổi, ngoại trừ ung thư giai đoạn cuối.
Hội thảo thu hút sự quan tâm đông đảo của giới chuyên môn
Hội thảo thu hút sự quan tâm đông đảo của giới chuyên môn
Các chuyên gia cũng trình bày những phương pháp chẩn đoán, phát hiện ung thư sớm như tự kiểm tra tại nhà và khám khám lâm sàng, chụp vú định kỳ tại bệnh viện. Thời điểm phụ nữ nên đề phòng ung thư vú cao nhất là từ 35-40 tuổi. Với những trường hợp có nguy cơ ung thư vú do gen di truyền (khoảng từ 5-10%), việc tầm soát nên thực hiện sớm hơn từ 20-25 tuổi với phương pháp siêu âm hay chụp cộng hưởng từ. Việc sàng lọc và phát hiện sớm sẽ giúp chị em có nhiều cơ hội tốt trong điều trị và hồi phục.
Ung thư vú là căn bệnh nan y khá phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vú ước tính là 18/100.000 dân. Ung thư vú không chỉ gây đau đớn về thể xác và sức khỏe mà còn để lại những tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần và tâm lý của người bệnh. Chính vì thế, kỹ thuật mới điều trị ung thư vú mà vẫn bảo toàn hoặc khôi phục được bộ ngực không chỉ đem lại niềm hy vọng và lạc quan cho các bệnh nhân ung thư vú tại Việt Nam mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên môn. Rất nhiều bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực điều trị ung thư đến từ các bệnh viện phía bắc đã tham gia thảo luận và trao đổi về phương pháp mới này.
Được biết, trong thời gian ở Việt Nam (từ 23-27/9), các chuyên gia Italia đã trực tiếp khám, tư vấn và tiến hành phẫu thuật cho các bệnh nhân ung thư vú theo phương pháp mới tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Đây là bước đầu trong hợp tác giữa Bệnh viện Đại học Pisa (Italy) với Vinmec. Dự kiến trong thời gian tới, hai bên sẽ phối hợp xây dựng một Trung tâm Điều trị ung thư vú nhằm ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến hàng đầu thế giới trong điều trị ung thư vú tại Việt Nam.
Vinmec cũng dự kiến xây dựng Câu lạc bộ Bệnh nhân ung thư vú nhằm nâng đỡ và chăm sóc toàn diện cả về sức khỏe và tâm lý cho các bệnh nhân, đồng thời tạo điều kiện gặp gỡ, chia sẻ nhằm mục đích mang đến cho chị em cuộc sống khỏe mạnh, lạc quan.

Kinh dị những món ăn đầy... chất thải

(Kiến Thức) - Rau lá xanh nhiễm khuẩn, bánh kẹo có chứa thành phần từ phân động vật hay thịt bò làm từ phân người...

Rau lá xanh thường được bón bằng phân bón tổng hợp, tuy nhiên, tất cả các loại cây trồng đều có thể bị ảnh hưởng bởi phân thải ra từ các loài động vật. Theo Trung tâm nông nghiệp Yuma (YAC), phân bò có thể làm tăng khả năng cây trồng nhiễm khuẩn e.Coli. Thực tế đã có những đợt bùng phát dịch bệnh do nhiễm khuẩn e.Coli trên rau lá xanh hay các quả tươi như dưa chuột, bí xanh.
Rau lá xanh thường được bón bằng phân bón tổng hợp, tuy nhiên, tất cả các loại cây trồng đều có thể bị ảnh hưởng bởi phân thải ra từ các loài động vật. Theo Trung tâm nông nghiệp Yuma (YAC), phân bò có thể làm tăng khả năng cây trồng nhiễm khuẩn e.Coli. Thực tế đã có những đợt bùng phát dịch bệnh do nhiễm khuẩn e.Coli trên rau lá xanh hay các quả tươi như dưa chuột, bí xanh. 
Nhiều người sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mua thực phẩm hữu cơ bởi họ tin rằng thực phẩm này lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thực phẩm hữu cơ có nguy cơ bị ô nhiễm phân rất cao. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Annals of Internal Medicine năm 2012 tiết lộ, 5% rau diếp bị nhiễm phân, 65% thịt lợn hữu cơ bị nhiễm e.Coli.
Nhiều người sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mua thực phẩm hữu cơ bởi họ tin rằng thực phẩm này lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thực phẩm hữu cơ có nguy cơ bị ô nhiễm phân rất cao. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Annals of Internal Medicine năm 2012 tiết lộ, 5% rau diếp bị nhiễm phân, 65% thịt lợn hữu cơ bị nhiễm e.Coli. 

Bí ẩn tục lệ bó chân qua lời kể cụ già 102 tuổi

(Kiến Thức) - Cụ bà Han Qiaoni sống tại tỉnh Sơn Tây, TQ được biết đến là một trong những người phụ nữ cuối cùng ở Trung Quốc có đôi bàn chân bị bó theo hủ tục thời xưa.

Cụ bà Han Qiaoni sống tại tỉnh Sơn Tây, TQ được biết đến là một trong những người phụ nữ cuối cùng ở Trung Quốc có đôi bàn chân được bó chặt theo tập tục cũ.
 Cụ bà Han Qiaoni sống tại tỉnh Sơn Tây, TQ được biết đến là một trong những người phụ nữ cuối cùng ở Trung Quốc có đôi bàn chân được bó chặt theo tập tục cũ.
Bà Han kể rằng, từ khi mới 2 tuổi bà đã được mẹ dùng những tấm vải dài để quấn thật chặt quanh các ngón chân của bà, trừ ngón cái, để ép phần đầu ngón chân trở nên cực nhỏ theo một hủ tục bó chân từng rất phổ biến trong xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.
 Bà Han kể rằng, từ khi mới 2 tuổi bà đã được mẹ dùng những tấm vải dài để quấn thật chặt quanh các ngón chân của bà, trừ ngón cái, để ép phần đầu ngón chân trở nên cực nhỏ theo một hủ tục bó chân từng rất phổ biến trong xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.