Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành Di sản thế giới liên biên giới

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mở rộng sang Vườn quốc gia của Lào hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai quốc gia.

Ngày 13/7, tại kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới UNESCO ở Paris (Pháp), tổ chức này đã chính thức phê duyệt việc điều chỉnh ranh giới Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) để mở rộng sang Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai quốc gia.

Hồ sơ di sản mới được ghi danh với tên gọi “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô”, dựa trên ba tiêu chí của UNESCO: Địa chất - địa mạo (viii), các quá trình sinh thái, sinh học và đa dạng sinh học.

Đây là kết quả của quá trình hợp tác chặt chẽ giữa Bộ VH-TT&DL Việt Nam và Bộ TT-VH&DL Lào từ năm 2018, được thúc đẩy mạnh mẽ sau khi Chính phủ hai nước thống nhất xây dựng hồ sơ chung vào đầu năm 2023.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cùng đoàn Việt Nam đã làm việc với phía Lào để hoàn thiện hồ sơ gửi UNESCO vào tháng 2/2024.

Một góc động trong Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Ảnh: Lý Hoàng
Một góc động trong Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Ảnh: Lý Hoàng

Theo UNESCO, hệ karst Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô là một trong những vùng karst nhiệt đới cổ đại, rộng lớn và nguyên vẹn nhất châu Á, hình thành từ khoảng 400 triệu năm trước, nằm tại điểm giao thoa giữa dãy Annam và Vành đai đá vôi Trung Đông Dương.

Các hang động kỳ vĩ như Sơn Đoòng (Việt Nam) và Xe Bang Fai (Lào) được ghi nhận có giá trị toàn cầu, trong đó hang Sơn Đoòng là hang lớn nhất thế theo đường kính và chiều dài liên tục.

Khu vực này cũng là nơi sinh sống của nhiều loài đặc hữu như voọc đen, vượn má trắng miền Nam, lan rừng và nhện săn khổng lồ – loài nhện lớn nhất thế giới theo sải chân, chỉ tìm thấy tại Khăm Muộn (Lào).

Về mặt , hai bên thống nhất triển khai hai kế hoạch quản lý riêng biệt nhưng phối hợp chặt chẽ.

Phát biểu sau khi UNESCO chính thức thông qua quyết định, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh đây là cột mốc lịch sử, minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả giữa hai quốc gia, đóng góp cho hòa bình và an ninh khu vực theo tinh thần UNESCO.

Thứ trưởng mời các đại biểu đến tham quan thực địa, đồng thời đề xuất hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý di sản liên biên giới.

Đại diện phía Lào khẳng định việc Vườn quốc gia Hin Nam Nô trở thành phần mở rộng của Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng là niềm tự hào lớn của nhân dân và Chính phủ Lào.

này góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước Việt - Lào, không chỉ trong lĩnh vực văn hóa mà còn ở cấp độ hợp tác đa ngành, toàn diện.

Theo PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, để đạt được kết quả này là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự phối hợp tích cực giữa các bộ, ngành, địa phương của hai nước.

Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục triển khai các nghiên cứu khoa học, đánh giá sức tải du lịch, hỗ trợ pháp lý và tăng cường năng lực cho lực lượng bảo tồn tại cơ sở.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có tổng cộng chín Di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có ba di sản liên tỉnh và một di sản liên biên giới – là “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô”.

plo.vn

[INFOGRAPHIC] Các loài động vật quý hiếm ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình là nơi sinh sống của 1.399 loài động vật thuộc 835 giống, 289 họ, 66 bộ, 12 lớp, 4 ngành. Trong đó, khỉ đuôi lợn, cầy hương... thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

[INFOGRAPHIC] Cac loai dong vat quy hiem o VQG Phong Nha - Ke Bang

Lộ diện hồ nước 'bí ẩn' ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Miệng hồ rộng khoảng 10 m, nước trong xanh và yên tĩnh, nhưng điều đặc biệt là độ sâu và nhiệt độ của nó.

Lo dien ho nuoc 'bi an' o VQG Phong Nha - Ke Bang
Đoàn thám hiểm Jungle Boss vừa phát hiện một hồ nướcbí ẩn” tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình. Hồ này nằm gần cửa hang Thung, thuộc hệ thống Hung Thoòng, cách hồ Lơ Lửng khoảng 1 km. (Ảnh: Znews) 

Loạt động vật 'Sách đỏ' vừa được thả ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) vừa thả 8 khỉ vàng, 2 rùa sa nhân, 1 chim ưng Ấn Độ, 1 trăn đất, 1 gà rừng, 1 nhím bờm, và 1 rắn ráo thuộc danh mục Sách đỏ về tự nhiên.

Loat dong vat 'Sach do' vua duoc tha o VQG Phong Nha - Ke Bang
1. Khỉ vàng (Macaca mulatta): Khỉ vàng có bộ lông màu nâu vàng, phần mông và hai bên hông có màu nâu đỏ. Con trưởng thành có mặt màu đỏ và lông trên đỉnh đầu ngắn. Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp. (Ảnh: Wildlife Vagabond)