Phó Thủ tướng nêu 6 tư duy cốt lõi cho cán bộ cấp xã

Tại Đại hội điểm xã Đơn Dương, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị cấp ủy đổi mới tư duy, phát huy vai trò gần dân, lo cho dân.

Sáng 15/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng bộ xã Đơn Dương, nhiệm kỳ 2025–2030. Đây là đại hội điểm cấp xã của tỉnh Lâm Đồng, được kết nối trực tuyến đến 123 xã, phường và đặc khu trên toàn tỉnh.

8.jpg
Gần 180 đại biểu chính thức đã tham dự Đại hội.

Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Lâm Đồng vừa thực hiện sáp nhập 3 tỉnh (Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng), bỏ cấp huyện và tổ chức lại mô hình chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hiện đại, hiệu quả.

Xã Đơn Dương được thành lập từ việc hợp nhất (thị trấn Thạnh Mỹ, xã Đạ Ròn và xã Tu Tra) là đơn vị cấp xã tiêu biểu đầu tiên tiến hành Đại hội nhiệm kỳ mới.

Cấp xã phải là cấp gần dân, phục vụ dân hiệu quả

Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, bài bản, dân chủ của Đảng bộ xã Đơn Dương. Ông cho rằng, đây là "một hình mẫu tổ chức Đại hội cấp xã cần được nhân rộng trên toàn tỉnh".

9.jpg
Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, bài bản, dân chủ của Đảng bộ xã Đơn Dương.

Đặc biệt, xã đã thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”: vừa ổn định tổ chức bộ máy sau sáp nhập, vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong toàn hệ thống chính trị và Nhân dân.

Nhấn mạnh vai trò mới của chính quyền cấp xã sau sáp nhập, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng: “Vị thế chính trị – hành chính của cấp xã đã thay đổi rõ rệt. Cấp xã không còn là cấp yếu trong hệ thống hành chính mà phải là cấp chủ động, đủ năng lực để quyết định linh hoạt những nhiệm vụ tại chỗ, phục vụ nhân dân nhanh chóng, minh bạch và hiệu quả.”

Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên cấp xã cần đổi mới tư duy và tầm nhìn, thể hiện bản lĩnh chính trị và năng lực hành động. Ông nêu rõ 6 tư duy cốt lõi mà mỗi cán bộ cấp xã cần thấm nhuần trong nhiệm kỳ 2025–2030:

1. Tư duy phục vụ nhân dân: Coi người dân là trung tâm, chủ thể và mục tiêu của mọi hoạt động. Gần dân, hiểu dân, lo cho dân và học dân; lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hoàn thành nhiệm vụ.

2. Tư duy cải cách và đổi mới: Không làm theo lối mòn, sẵn sàng đổi mới cách nghĩ, cách làm; dám chịu trách nhiệm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian phục vụ người dân.

3. Tư duy số và công nghệ: Có kỹ năng số, ứng dụng thành thạo phần mềm hành chính công, dữ liệu số; tận dụng công nghệ để nâng cao năng suất, tăng tương tác với dân.

4. Tư duy pháp quyền và kỷ cương: Chấp hành nghiêm pháp luật, giữ liêm chính, có trách nhiệm giải trình minh bạch, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

5. Tư duy phát triển bền vững, toàn diện: Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, gìn giữ văn hóa và đảm bảo an sinh xã hội; chủ động huy động nguồn lực địa phương thay vì phụ thuộc cấp trên.

6. Tư duy hội nhập và học hỏi: Luôn học hỏi từ thực tiễn, từ mô hình trong và ngoài nước, học cả từ thất bại để trưởng thành và nâng tầm tư duy chiến lược.

đứng trước một khởi đầu mới, vận hội lớn

Đại hội đã thông qua mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2025–2030: xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lấy dịch vụ – thương mại làm trụ cột, nông nghiệp công nghệ cao làm nền tảng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ.

7.jpg
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chụp ảnh lưu niệm với Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đơn Dương sau thành công của Đại hội lần thứ nhất.

Một số chỉ tiêu đáng chú ý: tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10–11%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 98 triệu đồng/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 81%; giảm hộ nghèo đa chiều xuống dưới 0,2%; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 36%...

Đặc biệt, xã xác định tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số cấp xã và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa mới khẩn trương ban hành quy chế làm việc, chương trình kiểm tra giám sát toàn khóa, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí. Đồng thời tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng để nghị quyết Đại hội nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành hành động cụ thể, hiệu quả.

“Xã Đơn Dương đang đứng trước một khởi đầu mới, một vận hội lớn. Với truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên, tôi tin tưởng Đảng bộ và nhân dân xã sẽ xây dựng Đơn Dương trở thành điểm sáng toàn diện, góp phần đưa tỉnh Lâm Đồng phát triển nhanh, bền vững”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.

Lâm Đồng vận hành chính quyền 2 cấp suôn sẻ, hiệu quả

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao kết quả bước đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập.

Chiều 14/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng, đánh giá kết quả vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp kể từ khi tỉnh mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông.

nxt4224-17524912126321418083306.jpg
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng, chiều 14/7.

Thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập

Tỉnh ủy Lâm Đồng công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh trên cơ sở hợp nhất từ Đắk Nông và Bình Thuận, hướng tới tinh gọn, hiệu quả.

Chiều 14/7, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Lâm Đồng. Đồng chí Y Thanh Hà Niê K' Đăm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự và phát biểu chỉ đạo.

6-1.jpg
Đồng chí Y Thanh Hà Niê K' Đăm, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng phát biểu chỉ đạo.

Sổ tay về quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Sổ tay hướng dẫn quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền hai cấp giúp người dân hiểu rõ về các thủ tục hành chính liên quan đất đai.

Vận hành thông suốt chính sách đất đai khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Trước yêu cầu mới từ mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai - lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã xác định rõ tầm quan trọng của việc chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh những vướng mắc, đình trệ trong công tác quản lý.