Chính sách pháp luật liên quan đến đất đai có tác động toàn dân

Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ về bất cập thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất còn kéo dài.

Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

đưa chính sách đất đai đi vào cuộc sống

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, chính sách pháp luật liên quan đến đất đai có tác động toàn dân, toàn diện, bao trùm.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, chính sách pháp luật về đất đai được triển khai đồng bộ, thu được kết quả tích cực.

Chính sách, pháp luật về đất đai từng bước đi vào cuộc sống, khắc phục các khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của đất nước; củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

img4213-1752127946476357561530.jpg

Bên cạnh kết quả đạt được, chính sách, pháp luật về đất đai vẫn còn một số hạn chế, bất cập, chưa phù hợp với chủ trương tổ chức lại chính quyền địa phương 2 cấp, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, chính sách thu hồi đất vẫn phân biệt giữa dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công và dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư tư; thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất còn kéo dài.

Một số chính sách đổi mới về tài chính đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW chưa được thể chế hóa đầy đủ; chưa quy định rõ vai trò của Nhà nước trong việc quyết định và kiểm soát giá đất với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai; tình trạng lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, thổi giá, thao túng giá làm nhiễu loạn thị trường vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Đảng ủy Chính phủ chủ trì đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thực hiện Luật Đất đai năm 2024, trên cơ sở đó đề xuất điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, đây là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách đòi hỏi phải thực hiện trong một thời gian ngắn nhưng phải đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng để tháo gỡ các vướng mắc và có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai, sớm trình Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến.

không nóng vội trong điều chỉnh, bổ sung

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đất đai là vấn đề khó, nhạy cảm, phức tạp nên phải kiên trì, kiên định; hết sức lắng nghe các ý kiến nhà quản lý, nhà khoa học, người dân, doanh nghiệp; không cầu toàn, không nóng vội trong quá trình điều chỉnh, bổ sung; cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện hiệu quả, đa số đồng tình thì bổ sung, luật hóa, đảm bảo linh hoạt, hiệu quả, phù hợp tình hình mới.

img4208-17521150358591601582654.jpg

Với quan điểm đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cơ quan chủ trì tổng hợp một số nội dung làm cơ sở để các cơ quan bổ sung, hoàn thiện Hồ sơ trình Bộ Chính trị. Trong đó, khẳng định Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII là một văn kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở chính trị để tiếp tục hoàn thiện và thực thi hiệu quả chính sách pháp luật về đất đai trong thời gian tới.

Trong bối cảnh tình hình mới, nhất là đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới, phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước mới ban hành, cần đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 18-NQ/TW.

Khẳng định, đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý, Thủ tướng Chính phủ cho rằng đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước; quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nhiệm vụ, giải pháp về tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý, sử dụng đất. Trong đó, điều chỉnh, bổ sung các giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng đất, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng vùng, khu vực. Cùng với đó là các giải pháp về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về giá đất, tài chính đất đai; một số vấn đề về đất đai có yếu tố nước ngoài.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện các tài liệu dự thảo báo cáo, tờ trình, kết luận trình cấp có thẩm quyền đảm bảo thời gian, chất lượng.

Hà Nội cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp ở bãi sông

Hà Nội chính thức cho phép sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp sinh thái...

Chiều 9/7, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a khoản 3 Điều 32 Luật Thủ đô 2024).

cho phép khai thác quỹ đất bãi sông

Bộ Xây dựng phản hồi đề xuất xây sân bay của doanh nghiệp Xuân Trường

Bộ Xây dựng đề xuất cấp có thẩm quyền giao UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lập Đề án nghiên cứu khả năng hình thành cảng hàng không tại Ninh Bình.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản báo cáo Chính phủ về đề xuất của doanh nghiệp Xuân Trường liên quan đến việc xây sân bay quốc tế tại tỉnh Ninh Bình mới.

a78c38e29ddbc49e31a2d87a22e6b108san-bay-ninh-binh.jpg

Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng

Thủ tướng dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: Môi trường, COP 30 và Y tế toàn cầu.

Thủ tướng dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: Môi trường, COP 30 và Y tế toàn cầu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: Môi trường, COP 30 và Y tế toàn cầu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Tổng thống Brazil nhấn mạnh sự cần thiết của quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và có kế hoạch, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và hướng tới mục tiêu "không phá rừng"; kêu gọi đầu tư mạnh mẽ để bảo vệ rừng nhiệt đới, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công bằng khí hậu nhằm giải quyết đói nghèo và bất bình đẳng xã hội. Các nhà lãnh đạo cảnh báo nguy cơ chậm trễ, thậm chí là đảo ngược tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; kêu gọi hợp tác toàn cầu để ứng phó khủng hoảng khí hậu, tăng cường quản trị y tế toàn cầu và thúc đẩy phát triển bền vững; chia sẻ nhiều giải pháp nhằm thu hẹp bất bình đẳng, tăng cường năng lực y tế cộng đồng, nâng cao phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.