Phim tài liệu Phật giáo Việt Nam trên truyền hình An Viên

(Kiến Thức) - Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak Liên hợp quốc 2014 từ 7/5/2014-10/5/2014, AVG-Truyền hình An Viên sẽ phát sóng phim tài liệu: “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”.

Bộ phim được thực hiện bởi đội ngũ những người làm phim kỳ cựu, có kinh nghiệm của Truyền hình An Viên với sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak.
Trải qua hơn 2000 năm đạo Phật du nhập vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, với những thăng trầm cùng vận mạng dân tộc qua nhiều thời đại và trong mọi hoàn cảnh lịch sử. Sự gắn kết mật thiết này đã hòa quyện nhuần nhuyễn giữa truyền thống đạo đức của tổ tiên với tinh thần từ bi, trí tuệ, vị tha, vô ngã của đạo Phật, tạo nên truyền thống "hộ quốc an dân" của Phật giáo Việt trong công cuộc dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước .
Từ hành trình Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, qua những giá trị lịch sử được bảo tồn từ hàng ngàn, hàng trăm năm qua, những người làm phim đã dày công tìm hiểu những dấu ấn cùng dấu tích xưa, phỏng vấn nhiều bậc giáo phẩm, chuyên gia lịch sử, tôn giáo, nhà khảo cổ nổi tiếng. Bộ phim cũng ghi lại hình ảnh của nhiều ngôi chùa trên cả nước để khán giả có cái nhìn cận cảnh, sâu sắc về tình cảm người Việt Nam gắn bó với Phật giáo và Phật giáo góp phần hộ quốc an dân qua những thời kỳ, những triều đại, những dấu ấn lịch sử từ khai nguyên cho đến ngày hôm nay .
10 tập của bộ phim (mỗi tập 25 phút) bao gồm :
Tập 1 : Từ truyền truyết và lịch sử
Phần I : Những Phật tử đầu tiên
Phần II: Trung tâm Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam
Tập 2: Từ Vạn Xuân đến Đại Cồ Việt- Nhà nước Phật giáo đầu tiên
Tập 3 : Thời hưng thịnh nhất của Phật giáo Việt
Phần 1: Các Thiền sư và khát vọng vươn lên của quốc gia Đại Việt
Phần 2: Thiền Phái Trúc Lâm thời nhà Trần và tinh thần nhập thế
Tập 4. Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Tập 5: Phật giáo trên hành trình mở cõi
Phần 1: Trên vùng đất mới
Phần 2: Trên miền Đồng Nai-Gia Định
Tập 6: Kinh đô Huế và quần thể di tích Phật giáo
Tập 7. Công cuộc chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX
Tập 8: Pháp nạn 1963- vị Bồ Tát và trái tim bất tử
Phần 1 : Cuộc tranh đấu của Phật giáo miền Nam
Phần 2: Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân
Tập 9 :Ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam
Tập 10: Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển
Qua những cột mốc lịch sử, những triều đại, những nhân vật nổi tiếng, lần đầu tiên, lịch sử Phật giáo Việt Nam sẽ được tái hiện song hành cùng lịch sử đất nước trên những thước phim truyền hình .
Bên cạnh đó, bộ phim tài liệu này cũng giới thiệu các công trình kiến trúc của hệ thống chùa cổ hiện nay ở những trung tâm Phật giáo lớn của cả nước.
Bộ phim sẽ được phát sóng trên kênh An Viên của Truyền hình An Viên từ 28-04-2014 và Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC từ ngày 2-5-2014.

Cẩn trọng khi dùng hình Phật

Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là sự kiện văn hóa tâm linh quốc tế, sẽ được tổ chức trang nghiêm tại Việt Nam vào đầu tháng 5 năm 2014. 

Chúng ta thấy trên các trang thông tin điện tử Phật giáo đã bắt đầu khởi động những sinh hoạt đón mừng sự kiện trọng đại này. Ngoài những hoạt động văn hóa Phật giáo, như thi văn nghệ, thiết kế lễ đài, vườn Lâm Tỳ Ni, còn có những mẫu thiết kế áp-phích, pa-nô về hình ảnh Đức Phật đản sinh đa dạng, hài hòa và sinh động.

Cung thỉnh tượng Phật hoàng tại Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Trần Độ, Chư tôn đức và quý quan khách đã tiến hành thếp 15 chỉ vàng rồng lên tượng gốm Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Sáng ngày 20/03/Giáp Ngọ (19/04/2014) tại Phủ Nội Vụ, Hoàng Thành Huế, nhân dân làng Bát Tràng và nghệ nhân Trần Độ đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ thếp vàng và cung thỉnh tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông lên thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã.

Lấy vợ lấy chồng làm sao tu được?

Nhận thức đạo Phật “tách rời với cuộc sống và không áp dụng được” là chưa đúng với thực chất của đạo Phật.

HỎI: Tôi mới tìm hiểu đạo Phật, thấy đạo Phật rất hay nhưng hình như nó tách rời với cuộc sống và không áp dụng được. Đơn cử nếu mọi người đều đi tu hết rồi thì lấy ai bảo vệ quốc gia, ai chăm sóc gia đình. Làm sao tu được trong khi vẫn lấy vợ, lấy chồng. Gặp điều ác mà từ bi thì chỉ nhận thiệt thòi cho bản thân và cho người khác mà thôi. Rất mong quý Báo giải đáp!