Phiến quân IS chiếm được tòa thị chính thành phố Ramadi

(Kiến Thức) - Phiến quân IS đã chiếm được tòa thị chính thành phố Ramadi - thủ phủ của tỉnh Anbar lớn nhất Iraq, bắt nhiều nhân viên an ninh làm tù binh.

Có tới 6 vụ đánh bom xe tự sát trong cuộc tấn công vào tòa thị chính Ramadi, nơi đặt trụ sở chính của cảnh sát và văn phòng tỉnh trưởng.
Tin tức cho biết, ít nhất 50 nhân viên an ninh đã bị bắt làm tù binh.
Phiến quân IS và binh lính Iraq đã giao tranh trong nhiều tháng nhằm giành quyền kiểm soát tỉnh Anbar có vị trí chiến lược quan trọng.
Phiến quân IS tấn công đánh chiếm thành phố Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar lớn nhất Iraq.
Phiến quân IS tấn công đánh chiếm thành phố Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar lớn nhất Iraq.
Vụ tấn công của các tay súng IS diễn ra đêm 14/5, khi các xe bom tự sát lao thẳng vào tòa nhà, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và một số người khác bị thương.
Giao tranh kéo dài sang ngày 15/4 và đến 14h00 (giờ địa phương,11h00 GMT) người ta thấy cờ đen của IS được tung bay trên nóc tòa nhà.
Phiến quân IS đã ra một tuyên bố xác nhận việc họ đã nắm quyền kiểm soát tòa thị chính Ramadi và giết chết một số chiến binh ủng hộ chính phủ.
Theo phóng viên BBC Ahmed Maher tại Baghdad, 50 cảnh sát Iraq đã bị bắt làm tù binh trong cuộc tấn công nói trên, nhưng hiện chưa kiểm chứng được các tin nói họ đã bị xử tử ngay sau khi bị bắt.
Theo VOA, lực lượng chính phủ được cho là vẫn còn đang nắm giữ một trung tâm chỉ huy quân sự ở phía tây thành phố Ramadi.
Cuộc tấn công mới nhất này là đòn mạnh đánh  vào Chính phủ Iraq vốn đang nỗ lực từ hơn một năm nay nhằm không để Anbar và các thành phố, thị trấn quan trọng khác rơi vào tay phiến quân IS.
Tỉnh Anbar nơi có đa số dân là người Sunni nằm trải dài ở phía tây Iraq, từ thủ đô Baghdad tới biên giới với Syria, và có các tuyến xa lộ quan trọng nối Iraq với cả Syria và Jordan.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi hồi tháng 4 cam kết các lực lượng của ông sẽ "giải phóng" Anbar khỏi phiến quân IS.
Tuy nhiên, đến ngày 15/5, phiến quân IS đã giành quyền kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn của thành phố Ramadi và một nửa tỉnh Anbar.

“Canh bạc nghìn tỷ đô” của Trung Quốc ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trong một bài viết, tạp chí Mỹ The National Interest cho rằng Trung Quốc đang chơi “canh bạc nghìn tỷ đô”, với mưu đồ khống chế Biển Đông.

Với việc ráo riết “đắp đảo” và xua đuổi máy bay, tàu thuyền nước ngoài ở Quần đảo Trường Sa, Trung Quốc bộc lộ mưu đồ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) nhằm khống chế Biển Đông có khối lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD đi qua mỗi năm.  
“Canh bac nghin ty USD” cua Trung Quoc o Bien Dong
Trung Quốc từng đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông. 
Báo cáo hàng năm của Quốc hội Mỹ về sức mạnh quân sự Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh đang "cưỡng ép cường độ thấp" trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Báo cáo nêu rõ: "Trung Quốc thường sử dụng các "bước tiến nhỏ" để tăng cường kiểm soát hiệu quả các vùng lãnh thổ tranh chấp và tránh leo thang xung đột quân sự”.

Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan 981 đến đâu ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Trung Quốc loan báo giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 hiện đang hoạt động ở giếng Lăng Thủy, trước khi di chuyển đến một vị trí mới ở Biển Đông.

Thông báo đăng trên website của Cục Hải sự Quốc gia Trung Quốc nói từ ngày 6/5 đến ngày 16/5, giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 tác nghiệp tại giếng Lăng Thủy 25-1S-1, tọa độ 17°03′44″.5 vĩ bắc/109°59′02″.7 kinh đông.
Vị trí này nằm cách thành phố Tam Á, thủ phủ tỉnh Hải Nam, khoảng 75 hải lý về phía đông nam.

Nguy cơ xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việc Mỹ định đưa máy bay, tàu chiến tiến sát các “đảo nhân tạo” do Trung Quốc bồi đắp trái phép có nguy cơ dẫn đến xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông.

Tờ  Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời các quan chức quân sự giấu tên của Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang xem xét việc đưa  máy bay do thám và tàu chiến của Hải quân Mỹ đến sát các rạn san hô và “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông.
Nguy co xung dot Trung-My o Bien Dong
Tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông.
Điều này đồng nghĩa với việc tàu chiến và máy bay Mỹ xâm nhập khu vực 12 hải lý của các rạn san hô mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và dẫn đến  phản ứng quyết liệt từ Bắc Kinh.